Người cố tỏ ra thông minh
Cổ nhân dạy: Người cố tỏ ra mình thông minh, thường thuộc hạng thấp kém. Ngôn từ càng xa hoa, bên trong càng sáo rỗng, kém phúc phận. Tài năng của một người luôn nằm ở bản chất, nội hàm bên trong, chứ không phải miệng lưỡi hoa mỹ, hay những hành động khôn lỏi, khoa trương, phù phiếm.
Đệ tử của Khổng Tử là Tể Dư vốn tư chất thông minh. Nhưng luôn tỏ ra huênh hoang, khoác loác, Ngài bèn thở dài nói: "Thật sự là gỗ mục không thể khắc, bùn nhão không đắp thành tường.
Nếu không biết sửa mình, đến cuối đời cũng khó ngóc đầu lên được". Công danh và phúc khí của một người, đều quyết định ở thái độ và tu dưỡng của họ. Nói ít, làm nhiều mới đạt được công danh viên mãn. Bằng không, sẽ mãi mắc kẹt ở bùn lầy tăm tối mà thôi.
Người thông minh: Cúi đầu làm việc, ngẩng đầu làm người
Cổ nhân dạy: Thất phu chịu nhục, tuốt kiếm tương đấu. Câu này có nghĩa, phúc khí và công danh của một người xuất phát từ nội tâm can trường, ý chí bất khuất và một tấm lòng đại lượng.
Hãy tưởng tượng, cuộc đời con người là một cỗ xe, con bạn chính là người kéo. Xe thì nặng mà sức người có hạn. Muốn kéo thật tốt, buộc phải cúi đầu mà tập trung dồn sức, dồn lực, mà chăm chỉ tiến lên mới đạt được thành công vang dội. Thậm chí còn tránh được muôn vàn chướng ngại vật: như sỏi đá, ổ gà, khúc khuỷu.
Cúi đầu làm việc, mới có thể tập trung và làm tốt việc của mình. Có khẳng định được bản thân, mới có thể ngẩng cao đầu, hiên ngang mà sống.