Đối với thế hệ 8X-9X, Vương Cương là một diễn viên quen thuộc với vai diễn Hòa Thân "xum xoe nịnh hót" trong các bộ phim kinh điển như "Tể tướng Lưu gù, "Bản lĩnh Kỷ Hiểu Lam",…
Diễn viên gạo cội Vương Cương.
Mặc dù vậy, tin tức về cuộc sống đời thực của Vương Cương vẫn rất hiếm gặp. Gần đây, nam diễn viên xuất hiện trong một chương trình thực tế, lần đầu giới thiệu về "Tứ hợp viện" (Dinh thự cổ của Trung Quốc) cùng khu nhà đắt đỏ nơi ông và gia đình sống tại Bắc Kinh.
Cơ ngơi hoành tráng của Hòa Thân Vương Cương.
Càng bất ngờ hơn khi khám phá phía bên trong khu nhà là hàng loạt các loại đồ cổ từ thời Càn Long, Khang Hy, và cả tấu chương của Hòa Thân – vai diễn đã làm nên tên tuổi không thể phai mờ của Vương Cương trong làng giải trí.
Tranh của Tề Bạch Thạch; chữ của Hàn Mỹ Lâm.
Các loại bình gốm sứ cổ từ thời Càn Long, Khang Hy và chiếc bàn gỗ có tuổi đời 300 năm.
Tấu chương của Hòa Thân.
Một số người mạnh dạn suy đoán, căn tứ hợp viện này có trị giá ít nhất 500 triệu NDT trở lên, cũng không nhiều lắm, khoảng mấy nghìn tỷ VNĐ mà thôi.
Cư dân mạng sau khi xem chương trình đều trầm trồ với cơ ngơi khủng của Vương Cương, nhiều người còn nói rằng đây chính là "Hòa Thân đương đại" rồi.
Vương Cương tham gia một chương trình về thu thập các loại bảo vật cổ.
Hiện tại, nam diễn viên sinh năm 1948 đang sống một cuộc sống hạnh phúc với người vợ nhỏ hơn mình 20 tuổi và con trai.
Tổ ấm của Hòa Thân Vương Cương.
Tứ hợp viện còn được gọi là Tứ hợp phòng, là một hình thức kiến trúc tổ hợp của nhà dân vùng Hoa Bắc Trung Quốc, với bố cục là xây nhà bao quanh một sân vườn theo bốn hướng Đông Tây Nam Bắc, thông thường gồm có nhà chính tọa Bắc hướng Nam, nhà ngang hai hướng Đông - Tây và nhà đối diện với nhà chính, nhà bốn phía bao quanh sân vườn ở giữa, cho nên được gọi là Tứ hợp viện.
Tứ hợp viện là khuôn viên hình vuông hoặc hình chữ nhật, tức là 3 tòa kiến trúc gồm nhà chính và nhà ngang hướng Đông- hướng Tây được khép kín bằng dãy nhà có cửa ở phía trước. Tứ hợp viện hình chữ "Khẩu" (口) được gọi là Nhị tiến Nhất viện; Tứ hợp viện hình chữ "Nhật" (日) được gọi là Tam tiến Nhị viện; Tứ hợp viện hình chữ "mục"(目) được gọi là Tứ tiến Tam viện.
Nói chung, trong một sân vườn, nhất tiến là dãy nhà có cửa ra vào, nhị tiến là sảnh, tam tiến hoặc sau tam tiến là phòng ngủ hoặc nhà trong, tức không gian hoạt động của phụ nữ và gia quyến, người thường không được tùy tiện bước vào.
Tứ hợp viện bao gồm rất nhiều kiểu ở các địa phương, nhưng tiêu biểu nhất là Tứ hợp viện của Bắc Kinh.
(Theo China Radio International)