Có nên chia nhỏ viên thuốc để uống?

GD&TĐ - Nhiều loại thuốc khi chia nhỏ sẽ phá vỡ cấu trúc giải phóng, thay đổi dược động học của thuốc, giảm hiệu quả điều trị, gây độc cho người dùng.

Có nên chia nhỏ viên thuốc để uống?

Theo dược sĩ Trần Lệ Hằng, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, để thuốc phát huy tối đa hiệu quả, hạn chế các tác dụng phụ thì việc sử dụng đúng cách là vô cùng quan trọng. Đối với một số người bệnh đặc biệt như trẻ em, người cao tuổi, người mắc bệnh khó nuốt, người bệnh có đặt ống thông dạ dày... uống nguyên viên thuốc rất khó khăn hoặc không thể. Để thuận tiện cho việc sử dụng, thuốc được bẻ, nhai, nghiền viên nén hoặc mở viên nang. 

Tuy nhiên, không phải loại thuốc nào cũng có thể chia nhỏ được. Cụ thể là những dạng thuốc sau:

Dạng bào chế: Một số thuốc được bào chế ở dạng phóng thích hoạt chất đặc biệt hơn so với dạng thông thường. Dạng thuốc này có bao một lớp màng mỏng đặc biệt hoặc có khung trơ (matrix) chứa thuốc.

Dạng phóng thích chậm: Thuốc đi qua dạ dày còn nguyên vẹn, chỉ tan ở phần đầu ruột non (tá tràng) và cuối cùng phóng thích hoạt chất ở ruột.

Dạng phóng thích kéo dài: Thuốc được bào chế với các dạng cấu trúc đặc biệt giúp phóng thích hoạt chất trong suốt thời gian di chuyển trong ống tiêu hóa.

Độc tính của thuốc khi tiếp xúc: Với các thuốc điều trị ung thư, thuốc độc tế bào, thuốc ức chế miễn dịch thì việc nghiền viên nén hoặc mở viên nang sẽ làm bột thuốc phân tán, tiếp xúc với da hoặc niêm mạc gây kích ứng. Một số thuốc có thể xâm nhập qua cơ thể phụ nữ mang thai gây ngộ độc phôi thai.

Mùi vị dưỡng chất: Có một số thuốc khi bẻ nhỏ, nghiền nát, người bệnh sẽ không chịu được mùi vị hoặc vị rất đắng của hoạt chất. Vì vậy, nên uống nguyên viên.

Người bệnh khi chia nhỏ thuốc để sử dụng nên tìm hiểu kỹ và phải được hướng dẫn tư vấn của dược sĩ và bác sĩ. Ảnh: Cẩm Anh

Người bệnh khi chia nhỏ thuốc để sử dụng nên tìm hiểu kỹ dạng thuốc và phải được sự hướng dẫn tư vấn của người có chuyên môn.

Dược sĩ Huỳnh Thị Hoài Thu, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM cho biết thêm thuốc có dạng bào chế đặc biệt sẽ có một số chữ viết tắt đi kèm để người dùng dễ nhận biết. Ví dụ như: ER/XR/XL (phóng thích kéo dài), SR (phóng thích chậm), LP (giải phóng kéo dài 8 giờ), MR/CR/CD (phóng thích có kiểm soát), LA (tác dụng kéo dài), EC (viên bao tan trong ruột), OCAS, Chrono, Retard (chậm).

Bên cạnh đó, dược sĩ Thu khuyên người bệnh khi sử dụng thuốc nên lưu ý những quy tắc sau:

- Đối với viên nang (nang cứng, nang mềm) nếu không có hướng dẫn gì thêm thì uống nguyên viên, không được mở viên nang.

- Đối với thuốc có mùi vị khó chịu nên thay thế bằng dạng bào chế khác có vị dễ chịu hơn của cùng hoạt chất đó (nếu có).

- Nên đeo khẩu trang và găng tay khi tiếp xúc trực tiếp với các thuốc độc tế bào.

- Đối với phần viên còn lại sau khi bẻ nên cho vào túi zipper để tránh ẩm, bảo quản dưới 30 độ C và tránh ánh sáng trực tiếp.

- Khi không chắc chắn việc có được chia nhỏ viên thuốc hay không nên hỏi ý kiến dược sĩ, bác sĩ và người có chuyên môn.

Theo Vnexpress

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Gió mạnh trong cơn bão gây đổ cây, tốc mái.

Khi nào bão thành 'thảm họa'?

GD&TĐ - Có nhiều nguyên nhân khiến một cơn bão trở nên nguy hiểm và gia tăng mức độ gây thiệt hại lên đời sống của con người.

Minh họa/INT

Không thể vì không quản lý được thì cấm!

GD&TĐ - Tình trạng quản không được hoặc khó quản là cấm và cấm được coi là giải pháp nhanh và hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề là thực tế đang tồn tại...