Cơ hội giảng dạy báo chí khoa học

Cơ hội giảng dạy báo chí khoa học

(GD&TĐ) - Bạn muốn  làm giảng viên báo chí khoa học? Hãy tham gia Chương trình Báo chí Khoa học tại Châu Á!

Liên đoàn các Nhà báo Khoa học Thế giới (WFSJ) vừa phát động Chương trình Hợp tác Báo chí Khoa học (SjCOOP) tại Đông Nam Á. SjCOOP sẽ là cầu nối truyền tải kinh nghiệm giữa các nhà báo khoa học dày dặn kinh nghiệm (mentor) với các nhà báo mới vào nghề (mentee) trong cùng lĩnh vực.

Các nhà báo dày dặn kinh nghiệm, còn có thể gọi là giảng viên hay cố vấn viên, có nhiệm vụ hướng dẫn các nhà báo đang non tuổi nghề phát triển kỹ năng đưa tin về các vấn đề khoa học như nông nghiệp, thay đổi khí hậu, sức khỏe, giảm thiểu thiên tai, năng lượng, các vấn đề khoa học công nghệ khác.

Các nhà báo mới vào nghề (sau đây gọi tắt là nhà báo trẻ) và các nhà báo kỳ cựu được tập huấn thành giảng viên (sau đây gọi tắt là giảng viên) sẽ làm việc và trao đổi với nhau theo ba nhóm ngôn ngữ: Nhóm tiếng Việt, nhóm tiếng Bahasa Indonesia, và nhóm tiếng Anh. Mỗi nhóm sẽ được điều hành bởi một điều phối viên. Từng nhóm sẽ có  hai giảng viên cùng từ 8 - 10 nhà báo trẻ.

Toàn bộ dự án sẽ kéo dài 2 năm, từ tháng 6/2013 đến tháng 6/2015, trong đó chương trình đào tạo sẽ kéo dài 18 tháng, từ tháng 7/2013 đến tháng 12/2014. Dù là dự án đào tạo từ xa, các giảng viên và các nhà báo trẻ sẽ có 4 cuộc gặp gỡ trực tiếp để bàn thảo công việc (tức 6 tháng một lần), cũng như tham gia vào các chuyến thực tế hoặc các hội thảo khoa học tại châu Á.

Mỗi giảng viên sẽ hướng dẫn từ 4 - 5 nhà báo trẻ trong 2 năm về cách để trở thành nhà báo chuyên đề khoa học và công nghệ. Vì thế, dự án hy vọng sẽ tìm được các giảng viên có kinh nghiệm vững chắc về các vấn đề khoa học để có thể hướng dẫn các nhà báo trẻ.

->>Xem chi tiết tại đây

PV

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Tham vọng đi vào lịch sử

GD&TĐ - Bầu cử Quốc hội ở Ấn Độ luôn là sự kiện không nơi nào trên thế giới có thể sánh được về quy mô và thời gian.