Cơ hội cho lao động Việt Nam sang Bulgaria làm việc

GD&TĐ - Theo thông tin từ Bộ LĐ-TB&XH, ngày 27/11, trong chuyến thăm và làm việc tại Bulgaria, đoàn công tác của Bộ LĐ-TB&XH do Bộ trưởng Đào Ngọc Dung dẫn đầu đã ký kết bản thỏa thuận hợp tác với Bộ Lao động và Chính sách xã hội Bulgaria.

Bộ LĐ-TB&XH Việt Nam và Bộ Lao động và Chính sách xã hội Bulgaria ký kết hợp tác
Bộ LĐ-TB&XH Việt Nam và Bộ Lao động và Chính sách xã hội Bulgaria ký kết hợp tác

Đây là bản thỏa thuận dựa trên sự cam kết hợp tác giữa Chính phủ hai nước về việc đưa lao động Việt Nam sang Bulgaria làm việc.

Theo nội dung ký kết, các bên ghi nhận mối quan tâm chung nhằm thiết lập quan hệ hợp tác tích cực và lâu dài trong lĩnh vực lao động và chính sách xã hội.

Theo thống kê, năm 2018 đã có 37 lao động Việt Nam được cấp phép vào Bulgaria làm việc. Các nhà tuyển dụng lao động Bulgaria đánh giá cao chất lượng, tay nghề dựa trên số lượng lao động Việt Nam từng làm việc tại đây. Hiện nay, mỗi năm có khoảng 150.000 lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, trong đó việc khai mở thị trường châu Âu được Bộ LĐ-TB&XH đặc biệt chú trọng.

Đại diện Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH) cho biết, chỉ riêng với thị trường Bulgaria, Việt Nam có thể cung ứng 50.000 lao động ở 4 lĩnh vực: Xây dựng, dệt may, nông nghiệp công nghệ cao, điều dưỡng. Do vậy, việc ký kết thỏa thuận giữa hai nước mang tính khai mở hợp tác về lao động, bao gồm cả xuất khẩu lao động và đào tạo nghề.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hầm biogas nơi 3 người tại Đồng Nai gặp nạn.

Phòng tránh ngạt khí trong hầm biogas

GD&TĐ - Việc sử dụng hầm biogas tiềm ẩn không ít rủi ro nếu không tuân thủ đúng quy tắc an toàn khi vận hành. Thủ phạm gây ngộ độc khí gas là oxit carbon (CO).
Mẫu viên nang điều trị mất ngủ có thành phần từ dược liệu: Xấu hổ, vông nem, hậu phác nam và cam thảo nam.

Viên nang dược liệu chữa mất ngủ

GD&TĐ - Các nhà khoa học Đại học Y Dược TPHCM đã nghiên cứu bào chế viên nang hỗ trợ điều trị mất ngủ có thành phần từ dược liệu.
Minh họa/INT.

Phê bình nghệ thuật đang ở đâu?

GD&TĐ - Một thực tế khá phổ biến trong đời sống sinh hoạt nghệ thuật là các nhà phê bình lặng lẽ “đi trốn”, phó mặc “sân chơi” truyền thông, mạng xã hội.