Cô giáo tiểu học đổi mới sáng tạo trong mọi hoàn cảnh

GD&TĐ - Cô Vũ Thị Thanh Huyền, nhà giáo tiêu biểu tỉnh Quảng Ninh được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen vì những đóng góp cho sự nghiệp GD&ĐT.

Cô Vũ Thị Thanh Huyền cùng học trò.
Cô Vũ Thị Thanh Huyền cùng học trò.

Yêu trò bao nhiêu, yêu nghề bấy nhiêu

Cô Vũ Thị Thanh Huyền (Trường Tiểu học Hạ Long, Quảng Ninh) cho biết: "Với các nhiệm vụ được giao, tôi đã tham gia giảng dạy, làm tốt công tác chủ nhiệm lớp và các nhiệm vụ được phân công đạt kết quả tốt nhất góp phần chất lượng giáo dục của nhà tr­ường, bảo đảm chỉ đạo toàn diện, phối hợp nhịp nhàng hoạt động của các tổ chức trong và ngoài nhà trường cùng tham gia thực hiện tốt công tác giáo dục".

Tích cực vận dụng các phương pháp dạy học tích cực tìm tòi phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực phù hợp với từng môn, từng bài để đạt hiệu quả cao nhất, nhằm phát huy tính tích cực chủ động của học sinh. Đối với từng môn, từng bài cô giáo Vũ Thị Thanh Huyền đều bám sát nội dung bài dạy, tùy từng đối tượng học sinh để đưa ra những hình thức dạy học thích hợp. Thường xuyên ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy có hiệu quả.

Cô Vũ Thị Thanh Huyền trong vòng tay yêu thương của học trò.

Cô Vũ Thị Thanh Huyền trong vòng tay yêu thương của học trò.

"Để khai thác ứng dụng hiệu quả của phòng học thông minh, tôi đã không ngừng đi sâu nghiên cứu, đổi mới trong phương pháp giảng dạy - lấy học sinh làm trung tâm, giáo viên chỉ là người chỉ đạo hướng dẫn, đi đầu trong công tác thực hiện đổi mới giáo dục, tích cực đưa hoạt động trải nghiệm vào dạy học nhằm phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh". – Cô Vũ Thị Thanh Huyền chia sẻ.

Nhà giáo Nguyễn Thị Thu Thủy, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hạ Long cho biết: "Là một trong những giáo viên của Trường tiểu học Hạ Long tích cực nhất trong chuyển đổi số. Các giờ dạy của cô giáo Vũ Thị Thanh Huyền đã trở nên hấp dẫn nhờ cách cải tiến phương pháp soạn giảng bằng giáo án điện tử, bài giảng điện tử, cập nhật thông tin qua mạng Internet, sử dụng thành thạo có hiệu quả các thiết bị dạy học: máy vi tính, máy đèn chiếu, đầu, đài, video".

Trong thời gian học sinh nghỉ học trực tuyến do dịch, cùng với đồng nghiệp cô Vũ Thị Thanh Huyền đã luôn cố gắng truyền tải kiến thức và thay đổi hình thức dạy học trực tuyến và đánh giá học sinh để tạo cho các em hứng thú và ý thức học tập tích cực bằng cách sử dụng các phần mềm dạy học và đánh giá như: Microsoft PowerPoint, Google Meets, Quizizz, Kahoot, Padlet... Qua đó nắm được số lượng học sinh hiểu bài nhanh nhất và chính xác nhất. Vì vậy, chất lượng học tập của học sinh ngày một nâng lên.

Đổi mới sáng tạo trong mọi hoàn cảnh

Cô Vũ Thị Thanh Huyền nhớ lại: "Trong 2 năm học 2019 - 2020 và 2020 - 2021, Trường Tiểu học Hạ Long cùng các trường học trong thành phố đã tích cực thực hiện nhiệm vụ kép: “Vừa dạy học, vừa chống dịch”. Tôi đã tham gia chương trình: “Dạy học qua truyền hình”, quay 10 video bài giảng 2 môn Toán, Tiếng việt lớp 3. Các bài giảng của tôi đã được phát trên chương trình dạy học qua truyền hình của kênh QTV3 và đăng trên các cổng thông tin của thành phố, của trường để phụ huynh có thể tải về cho con học.

Cô Vũ Thị Thanh Huyền luôn chú trọng việc hướng dẫn, hình thành cho học sinh của mình ý thức tự giác học tập.

Cô Vũ Thị Thanh Huyền luôn chú trọng việc hướng dẫn, hình thành cho học sinh của mình ý thức tự giác học tập.

Với nhiệm vụ được phân công là giáo viên cốt cán của Tỉnh môn Hoạt động trải nghiệm, tôi luôn tham gia đầy đủ các lớp tập huấn Modul của Bộ GD&ĐT, Sở, Phòng. Bản thân cô giáo đã không ngừng trau dồi chuyên môn nghiệp vụ; thực hiện tốt các nhiệm vụ tập huấn về chương trình GDPT và nội dung thay sách giáo khoa đối với lớp 1, 2, 3 tới giáo viên trong thành phố. Cô giáo Huyền đã hỗ trợ đồng nghiệp trong thành phố hoàn thành các modul 1,2,3,4,5,9 của môn Hoạt động trải nghiệm trong Chương trình GDPT mới".

Là giáo viên chủ nhiệm lớp cô giáo Vũ Thị Thanh Huyền đã luôn tâm niệm phải hiểu từng học sinh ngay từ đầu mỗi năm học. Thế nên sau khi nhận lớp tôi đã tiến hành khảo sát để nắm bắt được tình hình lớp về các mặt như: Đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi, hoàn cảnh gia đình, lực học của từng em.... để có kế hoạch, biện pháp giáo dục, bồi dưỡng một cách cụ thể. Sau đó, trao đổi kịp thời với phụ huynh học sinh hàng tháng về sự tiến bộ, giảm sút, các biểu hiện bất thường của học sinh để phụ huynh nắm bắt được cùng phối hợp với giáo viên để giáo dục học sinh.

Cô Huyền chia sẻ: "Tôi đặc biệt chú trọng việc hướng dẫn, hình thành cho học sinh của mình ý thức tự giác học tập, tạo môi trường học tập dựa trên sự tự giác của học sinh là chính. Tôi đi sâu tìm hiểu về hoàn cảnh của từng em có biểu hiện khác thường. Sau đó, tôi kết hợp cùng phụ huynh để giáo dục các em. Tôi luôn đề cao vai trò của hội đồng tự quản, hướng dẫn các ban xây dựng các kế hoạch hàng tuần, hàng tháng. Từ đó, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của các em, tâm sự và chia sẻ để gần gũi với các em hơn".

Bằng tất cả tinh thần trách nhiệm và sự yêu nghề của người giáo viên.Trong 13 năm công tác tại trường Tiểu học Hạ Long, cô Vũ Thị Thanh Huyền đã có 13 sáng kiến trong công tác dạy học, công tác chủ nhiệm. Trong đó có 10 sáng kiến cấp cơ sở và 3 sáng kiến cấp tỉnh. Với những thành tích trong đã đạt được, cô giáo Vũ Thị Thanh Huyền đã vinh dự nhận được nhiều phần thưởng. Năm 2022, cô đã được ngành GD&ĐT tỉnh Quảng Ninh chọn là đề xuất Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Gió mạnh trong cơn bão gây đổ cây, tốc mái.

Khi nào bão thành 'thảm họa'?

GD&TĐ - Có nhiều nguyên nhân khiến một cơn bão trở nên nguy hiểm và gia tăng mức độ gây thiệt hại lên đời sống của con người.

Minh họa/INT

Không thể vì không quản lý được thì cấm!

GD&TĐ - Tình trạng quản không được hoặc khó quản là cấm và cấm được coi là giải pháp nhanh và hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề là thực tế đang tồn tại...