Cô giáo nhận giải Võ Trường Toản: “Hạnh phúc là mỗi ngày có thể làm điều mình thích”

GD&TĐ - Cô Nguyễn Như Thủy - Giáo viên Trường THCS Lê Anh Xuân (Quận Tân Phú, TPHCM), cho rằng hạnh phúc với cô không phải có thật nhiều tiền, mà là mỗi ngày đều có thể làm điều mình yêu thích.

Cô Nguyễn Như Thủy - Giáo viên môn Ngữ văn Trường THCS Lê Anh Xuân (Quận Tân Phú, TPHCM), nhận giải thưởng Võ Trường Toản năm 2021.
Cô Nguyễn Như Thủy - Giáo viên môn Ngữ văn Trường THCS Lê Anh Xuân (Quận Tân Phú, TPHCM), nhận giải thưởng Võ Trường Toản năm 2021.

Với thâm niên giảng dạy hơn 16 năm cùng với nhiều thành tích đáng trân trọng, cô Nguyễn Như Thủy - Giáo viên môn Ngữ văn Trường THCS Lê Anh Xuân (Quận Tân Phú, TPHCM), là một trong 50 nhà giáo nhận giải thưởng Võ Trường Toản năm 2021 của Sở GD&ĐT TPHCM.

Cô Nguyễn Như Thủy cùng gia đình trong ngày vui nhận giải thưởng Võ Trường Toản năm 2021.

Cô Nguyễn Như Thủy cùng gia đình trong ngày vui nhận giải thưởng Võ Trường Toản năm 2021.

Theo ông Nguyễn Văn Hiếu - Giám đốc Sở GD&ĐT TPHCM, Giải thưởng Võ Trường Toản là giải thưởng cao quý nhất đối với đội ngũ sư phạm của TPHCM. Giải thưởng được trao tặng cho thầy cô giáo luôn tâm huyết với nghề, lan tỏa, đóng góp đối với sự phát triển của ngành giáo dục và đào tạo thành phố, xứng đáng là những tấm gương sáng và được các đồng nghiệp, các bậc phụ huynh và các thế hệ học sinh yêu quý, kính trọng…

Cán bộ quản lý, giáo viên được xét chọn dựa trên các tiêu chí: có tâm huyết với nghề sư phạm, nhiều cống hiến cho ngành GD&ĐT, thời gian công tác trong ngành tối thiểu 15 năm (trường hợp đặc biệt phải có thuyết minh kèm theo), có uy tín trong tập thể sư phạm nhà trường, được đồng nghiệp tín nhiệm, phụ huynh và học sinh kính trọng, kết quả bỏ phiếu tín nhiệm trong từng hội đồng phải trên 80%.

Kết quả đánh giá trong 5 năm học gần nhất của ứng viên được xét chọn phải đạt "Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ", tổ chức và thực hiện tốt, có hiệu quả hoạt động giảng dạy trên môi trường Internet, kết hợp với dạy học qua truyền hình và các phương thức phù hợp trong tình hình dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp.

Cô Nguyễn Như Thủy quan niệm rằng, hạnh phúc với cô không phải có thật nhiều tiền, mà là mỗi ngày đều có thể làm điều mình yêu thích.

Cô Nguyễn Như Thủy trong ngày vui nhận giải thưởng Võ Trường Toản năm 2021.
Cô Nguyễn Như Thủy trong ngày vui nhận giải thưởng Võ Trường Toản năm 2021.

Có lẽ do làm được điều mình thích nên từ năm 2011 đến 2021, cô Nguyễn Như Thủy liên tục đạt thành tích “Chiến sĩ thi đua cơ sở” và nhiều bằng khen của chủ tịch UBND TPHCM, chiến sĩ thi đua cấp thành phố cùng nhiều sáng kiến kinh nghiệm trong dạy học...

Trong đó, một số sáng kiến kinh nghiệm đáng chú ý  có thể kể: Sáng kiến kinh nghiệm cấp Quận với đề tài: “Vận dụng kiến thức liên môn vào tiết dạy văn bản lớp 9”; Sáng kiến kinh nghiệm cấp Quận với đề tài: “Tích hợp trong công tác chủ nhiệm"; Sáng kiến kinh nghiệm cấp Quận với đề tài: “Đưa “Cải lương” đến với học sinh qua tiết dạy Văn bản lớp 9"; Sáng kiến kinh nghiệm cấp Quận với đề tài: “Giải pháp hướng dẫn học sinh tham gia cuộc thi “Lớn lên cùng sách”…

Cô Nguyễn Như Thủy trong một buổi truyền đạt kiến thức cho học sinh.

Cô Nguyễn Như Thủy trong một buổi truyền đạt kiến thức cho học sinh.

Nói về niềm hạnh phúc của mình, cô Thủy chia sẻ: “Được đứng trên bục giảng, được truyền đạt vốn hiểu biết của mình cho trụ cột mai sau của nước nhà là niềm vui, là điều mà tôi yêu thích. Và để niềm hạnh phúc ấy mãi trường tồn theo năm tháng, bản thân người giáo viên như tôi phải luôn trui rèn tri thức để tự làm mới mình trong mỗi tiết học.

Chính cách đổi mới trong những bài giảng dù kiến thức không mới sẽ khiến cho tiết học trở nên thú vị, thu hút học sinh hơn và lan tỏa trong các em tình yêu nước nhà, tình yêu nghệ thuật, tình yêu cái đẹp trong cuộc sống.

Nhìn những ánh mắt thích thú, nghe những lời sẻ chia của học sinh trong quá trình tìm hiểu tri thức tôi cảm thấy mình thật hạnh phúc. Càng hạnh phúc hơn khi nghe các em bộc bạch “Con chờ đến tiết học của cô”. Sự chờ đợi ấy của học sinh là động lực cho giáo viên rèn luyện thêm tri thức và phẩm chất đạo đức của nhà giáo.

Bởi chỉ có người giáo viên tận tâm, công bằng, sẵn sàng hi sinh quyền lợi cá nhân trong cuộc sống bộn bề này cho những rường cột của nước nhà thì mới có thể tạo được môi trường học hạnh phúc để chắp cánh cho những ước mơ bay cao bay xa.

Trò hạnh phúc khi đến trường tiếp nhận tri thức, rèn luyện kĩ năng, phát triển năng lực. Giáo viên hạnh phúc khi nhìn thấy nụ cười và sự thành đạt của học sinh. Tất cả đều hạnh phúc như vậy sẽ tạo nên những thay đổi của thế giới. Tôi tin rằng, thầy cô giáo hạnh phúc sẽ thay đổi được cả thế giới”.

"Nhìn những ánh mắt thích thú, nghe những lời sẻ chia của học sinh trong quá trình tìm hiểu tri thức tôi cảm thấy mình thật hạnh phúc. Càng hạnh phúc hơn khi nghe các em bộc bạch: Con chờ đến tiết học của cô...” - cô Nguyễn Như Thủy - Giáo viên môn Ngữ văn Trường THCS Lê Anh Xuân (Quận Tân Phú, TPHCM) . 

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.