Cô giáo nguyện là hậu phương của lính đảo

Cô giáo nguyện là hậu phương của lính đảo

Cô Mai hiện là giáo viên Trường tiểu học Song Phương (Hoài Đức, Hà Nội). Chồng cô là chiến sĩ Nguyễn Văn Quang hiện công tác tại đảo Hòn Khoai, tỉnh Cà Mau.

Cô cho biết: Là lính đảo nên thông thường 1 đến 2 năm anh Quang mới về nghỉ phép một lần; mỗi lần về khoảng 1 tháng. “Có khi đang trong thời gian nghỉ phép, được lệnh của đơn vị là anh ấy lại lên đường làm nhiệm vụ luôn” – cô Mai chia sẻ.

Nhiều người nói với cô rằng, bao nhiêu người không lấy, lại lấy lính đảo, hết con trai rồi hay sao…? Những lúc như thế, cô chỉ cười và tự nhủ: Đó là thứ tình cảm đặc biệt, là sợi dây kết nối vô hình mà chỉ có thể gọi tên là TÌNH YÊU. Giờ đây, còn là “nghĩa vợ tình chồng”.

Không có chồng ở nhà, mọi việc gia đình một mình cô quán xuyết. Ngày Tết, từ việc thịt gà lễ, cho đến dọn dẹp, trang hoàng nhà cửa một mình cô lo toan. Có những lúc điện hỏng, ống nước bị hư cô cũng tự tay sửa chữa.

Ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6 và Tết Trung thu cũng chỉ mình tôi đưa cho các con đi chơi. Nhiều lúc, mâu thuẫn gia đình, vợ chồng chỉ biết giận nhau qua zalo hoặc qua điện thoại. Nhưng lúc nào anh ấy cũng là người nhường nhịn và nhận sai về mình. Anh ấy luôn là người chủ động xin lỗi vợ” – cô Mai kể.

Năm nay anh ấy được về ăn Tết cùng gia đình, mọi việc lớn, bé trong nhà anh ấy đều giành làm hết. Không khí gia đình lúc nào cũng vui vẻ, đầm ấm. “Lúc nào tôi cũng tự hào có chồng là lính đảo và nguyện là hậu phương vững chắc để anh ấy yên tâm công tác. Vì thế chưa bao giờ tôi hối hận về sự lựa chọn của mình.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Gia đình chị Đỗ Thị Hường thành công từ mô hình ươm cây giống.

Thoát nghèo từ nghề ươm cây giống

GD&TĐ - Gia đình chị Đỗ Thị Hường, xã Chí Hòa, huyện Hưng Hà (Thái Bình) đã vươn lên trở thành hộ gia đình làm kinh tế giỏi nhờ mô hình ươm cây giống.