Cô giáo “hút” học trò vào môn Giáo dục công dân

GD&TĐ - Sinh năm 1987, được nuôi dưỡng trong gia đình có truyền thống nghề giáo nên ngay từ nhỏ, cô Mai Thanh Huyền, giáo viên Trường THCS Ngô Sĩ Liên, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội đã yêu thích nghề dạy học. Cùng với tình yêu trẻ, cộng với sự ảnh hưởng từ người “thầy” lớn nhất chính là mẹ nên Huyền nuôi dưỡng ước mơ làm cô giáo.

Cô Mai Thanh Huyền trong giờ dạy học
Cô Mai Thanh Huyền trong giờ dạy học

Môn học hình thành và định hướng nhân cách cho trẻ

Tốt nghiệp đại học, cô Huyền về công tác tại Trường THPT Nguyễn Gia Thiều. Năm 2012, cô chuyển về Trường THCS Ngô Sỹ Liên, nơi đây đã chắp cánh tình yêu nghề trong cô giáo trẻ.

Hăng say, nỗ lực, đam mê với nghề, vừa là cô giáo dạy Văn, vừa đảm nhiệm dạy môn Giáo dục công dân, cô đã gặt hái được nhiều thành công. Năm học 2015 - 2016 cô đạt giải Nhất GV dạy giỏi cấp quận môn Ngữ văn. Trong năm học 2017-2018 cô đạt giải xuất sắc giáo viên dạy giỏi quận Hoàn Kiếm và giải Nhất cấp thành phố môn Giáo dục công dân.

Chia sẻ lý do lựa chọn môn Giáo dục công dân để dự thi Giáo viên dạy giỏi cấp thành phố, cô Huyền cho biết: “Môn học Giáo dục công dân thực ra chính là môn đạo đức tại cấp tiểu học, là một môn học hình thành và định hướng nhân cách cho trẻ nhỏ ngay từ trên ghế nhà trường”.

Trong bài giảng dự thi của mình, cô lựa chọn bài học “Quyền tự do ngôn luận” trong chương trình dành cho học sinh lớp 8. Theo cô Huyền, “"tự do ngôn luận” hiện nay đang là vấn đề vừa nóng bỏng vừa nhạy cảm đối với người dân nói chung và học sinh nói riêng trong việc bày tỏ quan điểm, ý kiến của mình về các vấn đề chung của xã hội.

Từ việc hiểu và làm sao cho đúng nhưng lại thể hiện được quyền của mình thì không phải ai cũng hiểu và nắm được. Đối với học sinh lớp 8, trước vấn đề bùng nổ thông tin của mạng xã hội và Internet, các em dễ dàng bày tỏ quan điểm của mình một cách tự do nhất, nhưng bày tỏ thế nào cho đúng thì bài học sẽ là hành trang cung cấp cho các em sự tự tin, vững vàng hơn để sàng lọc thông tin và thể hiện quyền của mình.

Phát huy tính chủ động của người học

Đối với học sinh THCS nói chung, môn GDCD vẫn được đánh giá là môn học “phụ”, chính vì vậy các em có phần xao nhãng. Điều đó chính là thử thách đối với giáo viên nói chung và giáo viên dạy giỏi nói riêng, đó là làm thế nào để “thu hút” các em bằng các phương pháp học tập sáng tạo, tích cực, phát huy tính chủ động của người học.

Cô Mai Thanh Huyền cùng học trò
Cô Mai Thanh Huyền cùng học trò 

Để giờ học trở nên sinh động, ý nghĩa, khiến học sinh thích thú, cô Huyền thường tổ chức phần “tài năng” thông qua hoạt động “Phóng viên nhỏ”. Các em học sinh đóng vai là các phóng viên đi khảo sát xem các bạn nhỏ cùng tuổi với mình trong lớp, trong trường hiểu biết thế nào về vấn đề pháp luật mà các em đưa ra. Đó cũng là cách cô định hướng cho các em nhỏ kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng sàng lọc thông tin.

Trong mỗi bài giảng, cô thường đưa ra các phần lựa chọn đáp án đúng - sai cho mỗi tình huống đưa ra trên lớp, tổ chức thành các trò chơi nhỏ, vừa kích thích tinh thần đồng đội, vừa kích thích sự nhanh nhẹn trong tư duy cho các em. 

Đổi mới trong từng bài giảng, sáng tạo trong mỗi tiết học, luôn cố gắng học tập để nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ. Tâm sự về nghề, cô cho rằng, người giáo viên phải có lòng yêu trẻ, say mê với chuyên môn và hiểu đúng được nhiệm vụ “cao quý” mà nghề nghiệp đặt lên vai với sự tin tưởng của xã hội và cha mẹ học sinh.

Những ánh mắt lấp lánh, chan chứa tin yêu của các em sẽ là động lực cho mỗi giáo viên vượt qua những khó khăn để say mê với nghề, vun vén cho “nghiệp trồng người”.

“Mỗi một lứa học sinh rồi sẽ trưởng thành, trở thành những công dân mới của Tổ quốc. Đó là quả chín mà mỗi giáo viên đều tự hào và hãnh diện với nghề nghiệp của mình” - cô Huyền tâm sự.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Cảnh báo người mới

GD&TĐ - Trung Quốc vừa quyết định cấm xuất khẩu kim loại và vật liệu có chứa những nguyên tố hoá học nhất định, trong đó có Gallium và Germanium sang Mỹ.

Minh họa/INT.

Truyện ngắn: Hồi ức khó quên

GD&TĐ - Tôi từng nghĩ rằng mình có thể hóa thành một chiếc ô, chỉ dựa vào sức lực và ý chí của bản thân để che chở cho cả gia đình trước những cơn giông bão của cuộc đời.