Cô giáo Hà Nam được đề cử khen thưởng Giáo viên tiêu biểu toàn quốc

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Là đại diện duy nhất của Tp Phủ Lý, tỉnh Hà Nam được đề cử khen thưởng Giáo viên tiêu biểu toàn quốc, cô giáo Trần Thị Như Quỳnh vô cùng xúc động.

Cô Trần Thị Như Quỳnh ý thức rõ trách nhiệm với nghề nhà giáo cao quý mình mang trên vai.
Cô Trần Thị Như Quỳnh ý thức rõ trách nhiệm với nghề nhà giáo cao quý mình mang trên vai.

Tích cực đổi mới sáng tạo

Cô giáo Trần Thị Như Quỳnh, giáo viên Trường Tiểu học Liêm Chính - Tp Phủ Lý, tỉnh Hà Nam được giao dạy môn Toán, Tiếng Việt, Khoa học, Kỹ thuật, Đạo đức lớp 5A và chủ nhiệm lớp. Cô Quỳnh đã luôn đổi mới và linh hoạt trong các hoạt động chuyên môn, chú trọng giáo dục hình thành một số năng lực cho học sinh như: năng lực tự phục vụ, năng lực hoạt động nhóm, năng lực hợp tác, năng lực tự học và giải quyết vấn đề,... Kết thúc năm học vừa qua, có 42/42 học sinh được đánh giá tốt và đạt về năng lực, phẩm chất. Có 42/42 học sinh đạt danh hiệu Cháu ngoan Bác Hồ.

Trong các sân chơi trí tuệ do trường tổ chức, cô giáo đã luôn động viên, khích lệ và hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức, giúp các em hứng thú, đam mê môn học. Kết quả, học sinh tham gia các cuộc thi: Trạng nguyên Tiếng Việt cấp Trường đạt 25 giải, trong đó có 3 giải Nhất, 3 giải Nhì, 6 giải Ba và 13 giải Khuyến khích; Thi Violympic giải Toán bằng Tiếng Việt cấp trường có 3 học sinh đạt giải Vàng, 4 học sinh đạt giải Bạc và 8 học sinh đạt giải Đồng; Thi Violympic Tiếng Việt cấp Quốc gia có 2 học sinh đạt giải trong đó có 2 giải Khuyến khích. Giao lưu Olympic môn học cấp Thành phố đạt 4/4 giải, trong đó có 1 giải Ba và 3 giải Khuyến khích.

Cô giáo Trần Thị Như Quỳnh và các đồng nghiệp nhận Giấy khen tại Hội thi Giáo viên dạy giỏi.

Cô giáo Trần Thị Như Quỳnh và các đồng nghiệp nhận Giấy khen tại Hội thi Giáo viên dạy giỏi.

Với vai trò chủ nhiệm lớp, cô Quỳnh luôn nhiệt tình tham gia và tổ chức cho học sinh tham gia hiệu quả các hoạt động và phong trào thi đua. Đồng thời, lồng ghép giáo dục kỹ năng sống giúp các em hình thành được nhân cách tốt cho cuộc sống hiện tại và sau này. Cô thường đẩy mạnh giáo dục học sinh có ý thức tự quản, tự học, tự rèn, thực hiện tốt hoạt động công tác Đội. Tổ chức cho học sinh của lớp thực hiện có hiệu quả các hoạt động và phong trào thi đua góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của lớp. Các em thường xuyên tham gia các Hội thi, các buổi giao lưu Câu lạc bộ môn học; sinh hoạt tập thể theo chủ đề.

Cô giáo Trần Thị Như Quỳnh cho biết: Tôi luôn chú trọng việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy. Các tiết dạy trình chiếu được nhà trường đánh giá cao. Tích cực tham gia sinh hoạt chuyên môn cấp trường như tham gia dạy tiết chuyên đề trong Sinh hoạt chuyên môn với chuyên đề “Đổi mới dạy học Lịch sử và Địa lí lớp 4, 5 theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh”; trình bày nội dung chuyên đề “Hướng dẫn xây dựng biện pháp tham gia hội thi Giáo viên dạy giỏi - Giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi”.

Đem những điều tốt đẹp nhất cho học sinh

Khi đã trở thành một cô giáo, ý thức rõ trách nhiệm cao cả mình mang trên vai, cô giáo Như Quỳnh càng thêm vững vàng với sự lựa chọn, luôn cố gắng trong việc nâng cao chuyên môn và rèn luyện đạo đức nghề nghiệp, có sự đổi mới trong phương pháp dạy học và đem đến những điều tốt đẹp nhất cho học sinh, giúp các em lĩnh hội được kiến thức một cách hiệu quả nhất.

"Nghề giáo giữ vai trò quyết định trong việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Nghề giúp đào tạo nên những con người vừa có đức, vừa có tài để cống hiến cho gia đình và xã hội. Vì thế tôi rất tự hào và càng cố gắng nỗ lực nhiều hơn nữa", cô Như Quỳnh chia sẻ.

Cô giáo Trần Thị Như Quỳnh và những học sinh Trường Tiểu học Liêm Chính.

Cô giáo Trần Thị Như Quỳnh và những học sinh Trường Tiểu học Liêm Chính.

Theo cô giáo này, trên bước đường phát triển và bồi dưỡng tri thức, hành trang không thể thiếu đối với một người giáo viên là phải trang bị cho bản thân kiến thức chuyên môn vững vàng, phương pháp giảng dạy khoa học, hiệu quả, phù hợp với từng lứa tuổi, độ tuổi tiếp nhận của các em. Nhất là khi đối tượng học tập ở độ tuổi Tiểu học, kiến thức cần truyền đạt không chỉ là những tri thức khoa học, mà còn cần đến những bài học về nhân cách và lẽ sống tốt đẹp, để các em định hình cho bản thân làm thế nào để trở thành một người tốt, để sống thật có ích.

Qua rèn luyện của bản thân, cùng nhiệt huyết nghề giáo, cô Như Quỳnh đã rút ra cho mình những kinh nghiệm đáng quý để trở thành giáo viên được học trò và phụ huynh tin tưởng. Điều đó đòi hỏi tôi phải luôn trau dồi kiến thức, hiểu biết cho bản thân, không ngừng học tập để nâng cao trình độ, năng lực giảng dạy, học không chỉ qua sách vở, tài liệu, mà học ở nhà trường, đồng nghiệp, học qua những bài học thực tế, luôn đặt bản thân vào vị trí công tác để thấu hiểu và cố gắng. “Học, học nữa, học mãi”, tri thức là vô biên, là rộng lớn, nó hối thúc chúng ta không được phép dừng lại và thỏa mãn chính mình, mà phải luôn nỗ lực.

Đối với các em học sinh, tôi luôn yêu thương và trân trọng, nâng niu chúng như những đứa con của mình. Ở độ tuổi còn nhỏ như vậy, các em luôn ngây thơ, hồn nhiên như những trang giấy trắng và cũng thật đáng yêu. Bằng trách nhiệm, tình yêu nghề của một cô giáo không phải là người sắp đặt tất cả cho chúng, mà đóng vai trò như một người bạn đồng hành, chỉ dẫn và khích lệ .

Vẫn biết, hành trình yêu và gắn bó với nghề không tránh khỏi áp lực và vất vả, bởi nghề nào cũng có những khó khăn, áp lực riêng. Không có con đường trải hoa hồng, con đường nào cũng có khó khăn, nhưng nỗ lực và quyết tâm vượt qua chúng sẽ khiến tôi trở nên vững vàng, trưởng thành hơn trên sự nghiệp của mình - Cô giáo Trần Thị Như Quỳnh tâm sự

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

“Yêu chay” không có nghĩa là mối quan hệ thiếu tình yêu. (Ảnh: ITN)

Vì sao 'yêu chay' ngày càng phổ biến?

GD&TĐ - Có tới 40 triệu người Mỹ đang trong các mối quan hệ lãng mạn không quan hệ tình dục. Đáng nói,phần lớn những người này hoàn toàn hài lòng với điều đó.