Cô gái thuê 900 chiếc taxi để cầu hôn bạn trai

900 chiếc xe taxi đã chạy suốt 2 giờ khắp các đường phố Chu Sơn, Trung Quốc với dòng chữ: "Em muốn kết hôn với anh, anh có dám không?".

Cô gái thuê 900 chiếc taxi để cầu hôn bạn trai

Theo People Daily đưa tin, hôm 16/3, một cô gái đã bỏ ra hơn 10 nghìn nhân dân tệ (khoảng 33 triệu đồng) để đăng quảng cáo trên 900 chiếc taxi hoạt động từ 17h đến 19h tại thành phố Chu Sơn, Chiết Giang, Trung Quốc, nhằm cầu hôn bạn trai.

Biển hiệu của những chiếc taxi chạy lời cầu hôn lãng mạn của cô gái dành cho bạn trai.

Biển hiệu của những chiếc taxi chạy lời cầu hôn lãng mạn của cô gái dành cho bạn trai.

"Zhang Jianfeng, em muốn kết hôn với anh, anh có dám không?" là dòng chữ chạy trên biển hiệu taxi mà cô gái này muốn nhắn gửi tới bạn trai. Sự mạnh mẽ của cô gái đã khiến cư dân mạng tỏ ra thích thú và ủng hộ.

Ông Yuan, giám đốc của công ty quảng cáo chuyên điều hành các biển hiệu quảng cáo trên đầu taxi ở Chu Sơn, cho biết cô gái này làm việc ở Ninh Ba và bạn trai cô làm việc tại Chu Sơn. Họ gặp nhau ở Chu Hải.

Sau đó, cặp đôi đã đến công viên gần biển và thắp lên hàng chục ngọn nến. Cô gái nói: "Em đã sẵn sàng, anh sẽ cưới em chứ". Chàng trai ngay lập tức chuyển từ thế bị động sang chủ động: "Anh muốn cưới em, hãy kết hôn với anh nhé!". Trong công viên lúc đó cũng có cả bạn bè của cặp đôi để chứng kiến khoảnh khắc lãng mạn.

Chàng trai đã chuyển từ bị động sang chủ động, cầu hôn ngược lại bạn gái.

Chàng trai đã chuyển từ bị động sang chủ động, cầu hôn ngược lại bạn gái.

Đây không phải là lần đầu tiên đèn hiệu taxi được sử dụng để tỏ tình. Vào ngày 25/6/2016, một người đàn ông cũng gửi thông điệp tình yêu cho bạn gái với dòng chữ: "Anh sẽ nhớ em mỗi khi trời mưa, Fang Xiaojie, làm ơn hãy ở bên anh!". Câu tỏ tình này đã sáng liên tục 10 ngày trên đèn hiệu của hãng taxi lớn nhất thành phố Chu Sơn.

Theo Ngoisao.net

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.