Cô gái Sài Gòn tạo hiện trường giả trên cầu để níu người yêu

Nhắn tin cho bạn trai nói sẽ tự tử, Loan đến cầu Sài Gòn để lại áo khoác, đôi dép và điện thoại rồi bình yên về nhà.

Cô gái Sài Gòn tạo hiện trường giả trên cầu để níu người yêu

Ngày 9/10, trên cầu Sài Gòn (TP HCM) có một đôi dép, chiếc áo khoác nữ, điện thoại di động để giữa cầu, giống như hiện trường một vụ tự tử. Người đi đường thấy đã báo công an. Khi cảnh sát đến hiện trường kiểm tra và tìm nạn nhân, có người đến thừa nhận chủ nhân các đồ dùng trên là Kim Loan, nhân viên văn phòng 36 tuổi, ở quận 5. Cô đang bình yên ở nhà. 

Loan cho biết cô và bạn trai yêu đã lâu. Gần đây bạn trai bỗng thay đổi, dù cô năn nỉ, tìm đủ cách níu kéo. Chiều 9/10, Loan tạo hiện trường nhảy cầu giả "để mong anh trở về với mình, chứ không có ý định tự tử", cô khai. 

Đồ cô gái bỏ lại trên cầu Sài Gònđể tạo hiện trường giả hôm 9/10. Ảnh: Nguyễn Tân.

Đồ cô gái bỏ lại trên cầu Sài Gòn để tạo hiện trường giả hôm 9/10.

Một cán bộ công an phường Thảo Điền, quận 2 - nơi xử lý vụ việc - cho biết đã phạt cảnh cáo, nhắc nhở việc làm của Loan. Theo anh, với các trường hợp tạo hiện trường giả xong, tự mình báo hoặc để lừa dối người khác thì sẽ bị xử phạt hành chính hoặc xử lý hình sự vì tội gây rối trật tự công cộng hoặc khai báo gian dối.

“Cô ấy chỉ làm vậy để mong được đáp lại tình cảm, không lừa dối ai. Tuy nhiên, đây là bài học cảnh tỉnh cho nhiều người, đừng vì suy nghĩ bộc phát mà làm những chuyện không nên”, anh nói.

Câu chuyện tương tự cũng xảy ra ở cầu Thanh Trì (Hà Nội) vào hai năm trước. Một người đàn ông lái xe đến cầu mở cửa ra vứt rác, nhưng bất ngờ gieo mình xuống sông Hồng. Trong lúc mọi người đang hoảng loạn thì người này bơi vào bờ. Làm việc với công an, người này cho biết, làm vậy là để dọa bạn gái, mong bạn gái thay tính đổi nết. Trước khi nhảy cầu, anh ta đã cho vào balo hai quả bóng hơi và tiết lộ mình là người bơi rất giỏi.

Chuyên gia tư vấn tâm lý Trần Thị Hồng Hà, Nguyên phó giám đốc Trung tâm tư vấn tình yêu - hôn nhân - gia đình Hội liên hiệp thanh niên Việt Nam, cho biết khá nhiều người chọn giải pháp như chị Loan để níu kéo tình cảm. Họ có hai cách, tự tử thật và làm giả. Cả hai cách đều không đúng và thể hiện một người không chín chắn, có quan niệm lệch lạc về tình yêu và cuộc sống. Họ nghĩ rằng, làm vậy để gây áp lực, để người kia quay lại với mình. Thực ra việc làm này là ích kỷ.

Theo bà Hà, tình yêu phải xuất phát từ hai người và nó không phải vĩnh viễn. Nếu người kia cảm thấy không hợp, muốn ra đi thì là chuyện tự nhiên. Người bị cự tuyệt hãy đặt câu hỏi, tại sao người ta lại làm vậy, mình có điểm gì không tốt và đừng níu kéo. Níu kéo thành công có thể giữ được cơ thể người mình yêu, nhưng suy nghĩ, cảm xúc của anh ta chẳng bao giờ giữ được.

Theo Vnexpress

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa: ITN

Cách cảm thụ một câu thơ hay

GD&TĐ - Nhà thơ sáng tạo nên câu thơ hay bằng cách nào? Người đọc cảm thụ câu thơ hay cần chú ý những phương diện sáng tạo nghệ thuật nào của nhà thơ?
Nhiều nhà tuyển dụng e ngại làm việc với “gen Z” vì sự khác biệt thế hệ.

'Gen Z' và 'mác' lười biếng

GD&TĐ - Trên một số diễn đàn, hội nhóm chia sẻ kinh nghiệm làm việc, nhiều nhà tuyển dụng, quản lý cho biết cảm thấy khá e ngại khi làm việc với thế hệ trẻ...