Cô gái Cao Lan yêu khoa học và đường dẫn đến thủ khoa Địa chất

GD&TĐ - Đó là sinh viên Nguyễn Hồng Phượng, người dân tộc Cao Lan, Tuyên Quang, tình yêu địa chất đã dẫn dắt bạn trở thành thủ khoa khoa Địa chất.

Cô gái Cao Lan yêu khoa học và đường dẫn đến thủ khoa Địa chất.
Cô gái Cao Lan yêu khoa học và đường dẫn đến thủ khoa Địa chất.

Mơ ước làm khoa học

Nguyễn Hồng Phượng người dân tộc Cao Lan, hiện đang là sinh viên khoá 67, chuyên ngành Địa chất, Khoa Địa chất, Trường Đại học Khoa học tự nhiên, ĐHQG Hà Nội. Phượng sinh ra và lớn lên ở thôn Chè Đen 2, xã Hoàng Khai, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang, trong một gia đình bố mẹ đều làm tự do, em gái đang học lớp 6 cấp 2. Nhà nghèo, nhưng cả 2 chị em Nguyễn Hồng Phượng đều rất ham học và biết được điều đó bố mẹ 2 em đã tạo điều kiện tốt nhất để 2 chị em được học hành đầy đủ.

Con đường dẫn Nguyễn Hồng Phượng đến với khoa học địa chất do ban đầu có sở thích về việc nuôi tinh thể và rất thích bộ môn Hoá học cũng như thích làm thí nghiệm. Từ những năm học THPT, Nguyễn Hồng Phượng đã có niềm đam mê với môn Hoá học, tham gia các cuộc thi học sinh giỏi Hoá của tỉnh và từng được một số giải. Những phương trình hóa học, những khám phá mới mẻ đã càng khiến Nguyễn Hồng Phượng yêu thích công việc nghiên cứu.

"Và vì muốn sau này được tiếp tục với sở thích làm nghiên cứu nên mình đã đăng kí nguyện vọng vào Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội, đã lựa chọn đăng ký vào ngành Địa chất học để thỏa những đam mê từ nhỏ. Cũng nhờ may mắn nên năm đó mình đỗ thủ khoa ngành Địa chất, Khoa Địa chất. Hôm xuống nhập trường mình đã rất vui vì không ngờ mình đã đỗ được thủ khoa ngành của trường mà lại còn là ngôi trường mơ ước của mình nữa". - Phượng chia sẻ.

Nguyễn Hồng Phượng và các bạn học của mình cùng nhận giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học năm 2023.

Nguyễn Hồng Phượng và các bạn học của mình cùng nhận giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học năm 2023.

Thỏa mãn đam mê

Sau gần 1 năm được học các kiến thức về ngành Địa chất, Nguyễn Hồng Phượng lại càng cảm thấy Địa chất là một ngành khoa học hay, thú vị với vô vàn kiến thức. Không chỉ vậy được sự dạy dỗ và chỉ bảo nhiệt tình của các thầy cô trong trường, đặc biệt là các thầy cô khoa địa chất như thầy Nguyễn Văn Hướng, thầy Bùi Văn Đông, Cô Nguyễn Thùy Dương và cô giáo chủ nhiệm Nguyễn Thị Thu Cúc - Phượng dần cảm thấy yêu ngành hơn.

Đến giữa kì 2 dưới sự chỉ dạy của giáo viên hướng dẫn Nguyễn Văn Hướng, mình và một số bạn trong lớp là Phan Thị Uyên Trinh, Hoàng Trường Giang và Trần Thị Thanh Thảo tham gia nghiên cứu khoa học về đề tài "Biến đổi môi trường khu vực Tây Nguyên từ thế kỉ 18 đến nay ghi nhận trong trầm tích hồ Ia Băng". Nghiên cứu đã giúp khám phá ra những điều hết sức kỳ diệu của Địa chất học. Kết quả nghiên cứu đã ghi nhận sự biển đổi mạnh về môi trường trong thế kỉ 18 đến nay bao gồm hoạt động khai thác lãnh thổ, chiến tranh, khai thác khoáng sản, nông nghiệp.

"Lúc mới đầu làm chúng mình còn khá là bỡ ngỡ về phương pháp nghiên cứu cũng như hiểu biểu về đối tượng nghiên cứu nhưng sau một thời gian dưới sự chỉ bảo của thầy Nguyễn Văn Hướng và sự giúp đỡ của anh Nguyễn Hồng Quân và chị Phạm Lê Tuyết Nhung - cuối cùng bọn mình cũng đã hoàn thành được đề tài và giành được giải tiềm năng trong cuộc thi Nghiên cứu khoa học của Khoa Địa chất vào ngày 17/4/2023. Đây là niềm động viên khích lệ rất lớn đối với mình" - Nguyễn Hồng Phượng chia sẻ.

"Tuyên Quang nơi mình sống là một tỉnh miền núi với nhiều bản sắc văn hoá và di tích lịch sử nổi tiếng như Thành nhà Mạc , cây đa Tân Trào, Lán Nà Lừa, đình Hồng Thái,... Ngoài ra còn có lễ hội Thành Tuyên là lễ hội lớn về trung thu. Dân tộc Cao Lan vẫn còn giữ rất nhiều các tập tục cũ như truyền dạy cho thế hệ sau các điệu múa...

Hằng năm cứ đến ngày 10/1 âm lịch, mọi người lại tổ chức lễ hội đình làng Giếng Tanh với nhiều tiết mục văn nghệ và tổ chức ném còn để thi xem ai có thể ném thủng cây còn để lấy các phần thưởng của làng. Nghiên cứu địa chất, mong một ngày nào đó về biết đâu lại có được khám phá địa chất học về quê hương Tuyên Quang tươi đẹp". - Nguyễn Hồng Phượng cười vui nói

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.