Cô gái cả gan mang gần 10.000 USD giả đổi tiền ở loạt tiệm vàng

Biết 10.000 USD là giả, Dung vẫn mang đến các cừa hàng vàng ở Thái Bình, Quảng Ninh đổi lấy tiền đồng. Thủ đoạn của "nữ quái" đã bị bà An phát giác....

Cô gái cả gan mang gần 10.000 USD giả đổi tiền ở loạt tiệm vàng

Thông qua em gái là Đỗ Thị Thùy Ninh đang làm việc ở Đài Loan (Trung Quốc), Đỗ Thị Dung (SN 1991, trú tại đường Nguyễn Trãi, phường Phúc Khánh, thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình) quen một người tên Huyền. Cuối năm 2018, Huyền nhờ Dung đón 2 người phụ nữ từ Đài Loan về Việt Nam, trong đó có một người Trung Quốc, một người Việt Nam làm phiên dịch.

Hai người này nhờ Dung bán hộ 10.000 USD. Dung nhận lời, đi cùng hai người phụ nữ đến tiệm vàng Đức Vinh trên đường Quang Trung, TP Thái Bình bán 10.000 USD được 235 triệu đồng. Sau đó, chủ tiệm vàng phát hiện 10.000 USD là tiền giả nên đã liên lạc với Dung. Dung đã trả cho chủ tiệm vàng trên 200 triệu đồng, được đưa lại 5000 USD.

Đầu tháng 2/2019, Dung đổi 3.500 USD tại một tiệm vàng tại Quảng Ninh, được 82,5 triệu đồng. Ngày 11/3/, Dung đến tiệm vàng Đức Vinh (Thái Bình) mượn lại 5.000 USD giả còn lại, mang đến tiệm vàng ở Nam Định để bán 1.000 USD, được 22,8 triệu đồng.

Trưa 14/3, Dung đến tiệm vàng của bà Phan Thị An (SN 1957, trú tại khu 6, phường Cửa Ông, TP Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh) bán 4000 USD. Tại đây, bà An phát hiện 4.000 USD loại mệnh giá 100 USD là tiền giả nên đã trình báo công an.

Lực lượng chức năng đã bắt giữ đối tượng cùng tang vật.

Cơ quan An ninh điều tra, Công an tỉnh Quảng Ninh mới ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Đỗ Thị Dung về tội danh lưu hành tiền giả để tiếp tục điều tra.

Theo Báo Pháp luật

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

“Góc phố Tết” của Trường Tiểu học Phú Thọ. Ảnh: MA

Cùng bạn nghèo đón Tết

GD&TĐ - Cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, các trường học tại TPHCM tổ chức nhiều hoạt động vui xuân, giúp học sinh hiểu thêm về Tết cổ truyền.

Nhóm sinh viên đoạt giải Nhất trong lĩnh vực Khoa học giáo dục Giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học.

Bản đồ cho học sinh khiếm thị

GD&TĐ - Học sinh khiếm thị có thể học lịch sử và địa lý qua bản đồ nổi, dễ dàng hình dung, nhận biết, xác định được các vị trí cần thiết để phục vụ học tập.