CNN bình chọn Thành nhà Hồ dẫn đầu 21 di sản thế giới đẹp nhất

Cuối tháng 8 vừa qua, thành cổ nhà Hồ đã vượt qua hơn 1000 di sản thế giới khác đã được UNESCO công nhận để lọt vào top những địa điểm đẹp nhất do CNN bình chọn.

Thành nhà Hồ
Thành nhà Hồ

Cuối tháng 8 vừa qua, trang CNN uy tín của Mỹ đã công bố danh sách 21 Di sản thế giới đẹp nhất. Trong số hơn 1000 di sản đang được UNESCO công nhận, thành nhà Hồ (Thanh Hóa) đã chiếm thứ hạng cao khi được nêu tên đầu tiên. Cùng ngày hôm đó, một bài viết chi tiết giới thiệu về thành nhà Hồ cũng được CNN đăng tải.

Thành nhà Hồ (hay còn gọi là thành Tây Đô, thành An Tôn, thành Tây Kinh hay thành Tây Giai) là kinh đô nước Đại Ngu (quốc hiệu Việt Nam thời nhà Hồ), nằm trên địa phận nay thuộc tỉnh Thanh Hóa. Đây là tòa thành kiên cố với kiến trúc độc đáo bằng đá có quy mô lớn hiếm hoi ở Việt Nam, có giá trị và độc đáo nhất, duy nhất còn lại ở Đông Nam Á và là một trong rất ít những thành lũy bằng đá còn lại trên thế giới[1]. Thành được xây dựng trong thời gian ngắn, chỉ khoảng 3 tháng (từ tháng Giêng đến tháng 3 năm 1397) và cho đến nay, dù đã tồn tại hơn 6 thế kỷ nhưng một số đoạn của tòa thành này còn lại tương đối nguyên vẹn.

Thành xây trên địa phận hai thôn Tây Giai, Xuân Giai nay thuộc xã Vĩnh Tiến và thôn Đông Môn nay thuộc xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Vị trí thành nhà hồ so với các trung tâm thành phố lân cận như sau:

- Cách thủ đô Hà Nội: 140 km (theo quốc lộ 1A, quốc lộ 38B, quốc lộ 12B và quốc lộ 45)
- Cách thành phố Thanh Hóa: 45 km (theo quốc lộ 45)
- Cách thành phố Tam Điệp: 42 km (theo Đại lộ Đồng Giao và quốc lộ 45)

Thành Tây Đô được xây vào năm 1397 dưới triều Trần do quyền thần Hồ Quý Ly chỉ huy, người không lâu sau (1400) lập ra nhà Hồ.

Theo sử sách, thành bắt đầu xây dựng vào mùa xuân tháng Giêng năm Đinh Sửu niên hiệu Quang Thái thứ 10 đời vua Thuận Tông của vương triều Trần. Người quyết định chủ trương xây dựng là Hồ Quý Ly, lúc bấy giờ giữ chức Nhập nội Phụ chính Thái sư Bình chương quân quốc trọng sự, tước Tuyên Trung Vệ quốc Đại vương, cương vị Tể tướng, nắm giữ mọi quyền lực của triều đình. Người trực tiếp tổ chức và điều hành công việc kiến tạo là Thượng thư bộ Lại Thái sử lệnh Đỗ Tỉnh (có sách chép Mẫn). 

Hồ Quý Ly xây thành mới ở động An Tôn (nay thuộc địa phận các xã Vĩnh Long, Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa), làm kinh đô mới với tên Tây Đô, nhằm buộc triều Trần dời đô vào đấy trong mục tiêu chuẩn bị phế bỏ vương triều Trần. 

Tháng 3 năm Canh Thân (26-3 đến 24-4-1400), vương triều Hồ thành lập (1400- 1407) và Tây Đô là kinh thành của vương triều mới, thành Thăng Long đổi tên là Đông Đô vẫn giữ vai trò quan trọng của đất nước. Vì vậy thành Tây Đô được dân gian quen gọi là Thành nhà Hồ. Thành đá được xây dựng trong một thời gian kỷ lục, chỉ chừng 3 tháng. Các cấu trúc khác như các cung điện, rồi La Thành phòng vệ bên ngoài, đàn Nam Giao... còn được tiếp tục xây dựng và hoàn thiện cho đến năm 1402.

thanh-nha-ho-phunutoday-vn
Bên trong thành nhà Hồ

ừ năm 1993, tám địa điểm ở Việt Nam đã được công nhận là Di sản thế giới, và bảy di sản đang chờ được công nhận. Nhiều địa điểm có ý nghĩa tự nhiên hay lịch sử to lớn như vịnh Hạ Long hay cố đô Huế được nhiều khách trong và ngoài nước biết đến. Tuy nhiên, di sản mới đây nhất được công nhận - vào năm 2011, hầu như chưa được biết đến. Thành nhà Hồ nằm ở Thanh Hóa, cách thủ đô Hà Nội 150km về phía nam, là chứng nhân của một triều đại ngắn ngủi trong lịch sử phong kiến.

Thành nhà Hồ được lựa chọn là Di sản thế giới từng gây nhiều bất ngờ. Thứ nhất, triều đại nhà Hồ chỉ kéo dài bảy năm (1400-1407), một triều đại cực ngắn trong hàng nghìn năm lịch sử của Việt Nam. Thứ hai đây là một tòa thành trống không có cung điện, đền thờ, di tích mà chỉ là bốn bức tường xung quanh mảnh đất nông nghiệp.

thanh-nha-ho-phunutoday-vn
Người dân hân hoan đón nhận danh hiệu

Tuy nhiên, theo UNESCO, tòa thành là "một biểu tượng nổi bật đại diện cho phong cách mới của cung đình Đông Nam Á."Tòa thành được lựa chọn ở đây nhờ vào địa thế phong thủy xung quanh. Nó ở vào địa thế khá hiểm trở, có lợi thế về phòng ngự quân sự hơn là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa. Trong khi sông Mã và sông Bưởi chảy ở hai bên của tòa thành thì núi Đốn Sơn và Tượng Sơn bảo vệ thung lũng.

Thành nhà Hồ là một trong rất ít những thành lũy bằng đá còn lại trên thế giới. Những bức tường 600 năm tuổi, kéo dài gần một cây số trên mỗi bên, gần như còn nguyên vẹn cho đến ngày nay. Bốn cổng thành đứng vững hơn bao giờ hết. Tuy những kẽ tường đã hơi lung lay và mọc đầy cỏ dại, cây bụi nhưng điều này càng khiến tòa thành trở nên bí ẩn.

Theo Phunutoday

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ