Chuyện những người lính trở về từ hư vô

GD&TĐ - Năm 1952, John T. Downey (SN 19/4/1930) làm việc cho CIA, thu thập thông tin tình báo về cuộc chiến Triều Tiên. Trong cuộc chiến này, Trung Quốc là đồng minh của Bắc Triều Tiên, đối đầu với Nam Triều Tiên được Mỹ hậu thuẫn.

Chuyện những người lính trở về từ hư vô

John T. Downey

Ngày 29/11/1952, khi Downey và một điệp viên khác là Fecteau cùng một số đồng đội thực hiện nhiệm vụ bay qua Manchuria để cứu một cơ sở tình báo, họ đã bị bắn hạ, do chính cơ sở tình báo đó đã hoạt động hai mang. Khi đó, Downey mới 22 tuổi, còn Fecteau 25.

Hai năm sau, Downey và Fecteau mới tái ngộ. Phi công lái máy bay là Robert Snoddy và Norman Schwartz, đều bị bắn hạ. Mặc dù không trong quân ngũ, nhưng Downey đã trở thành tù binh POW bị giam giữ lâu nhất trong lịch sử nước Mỹ.

Mặc dù phía Mỹ kết luận là đã chết, nhưng thực tế, Downey bị giam giữ. Lần đầu tiên phía Trung Quốc tuyên bố đang giam giữ Downey năm 1954, khi anh bị kết án tù chung thân vì tội do thám.

Vụ việc làm dấy lên nhiều cuộc biểu tình ở Mỹ phản đối chính quyền Dwight D.Eisenhower. Tuy nhiên, do cả Downey và Fecteau đều là nhân viên tình báo mật nên chính quyền Mỹ khi đó chỉ tuyên bố họ là nhân viên dân sự của quân đội Mỹ. Chính tình thế này khiến các nỗ lực giải cứu của các nhân viên Mỹ, gia đình và bạn bè Downey đều không hiệu quả.

Downey đã bị giam giữ suốt 20 năm, trong đó có những khoảng thời gian bị biệt giam rất dài, khoảng 6 năm.

Năm 1973, với tư cách cá nhân, Richard Nixon đã can thiệp và Downey được trao trả về Mỹ. Downey đã được CIA tặng phần thưởng cao nhất của tổ chức này. Sau khi được trao trả, Downey tiếp tục học và tốt nghiệp ĐH Luật Harvard và làm việc dân sự cho đến khi qua đời năm 2014.

Teruo Nakamura

Teruo Nakamura là một người lính nghĩa vụ từ Đài Loan, được điều đến đảo Morotai khi quân Đồng minh tấn công năm 1945. Nakamura cùng một số binh lính Nhật đã ẩn náu trong rừng rậm Morotai. Trốn tránh quá sâu, họ không bao giờ biết được là quân Nhật đã đầu hàng, chiến tranh đã kết thúc.

Sau một trận cãi vã, năm 1956, Nakamura đã rời khỏi nhóm và sống gần như một mình. Anh dựng một căn lều và sống nhờ những thứ rau củ trồng được, cùng nhu yếu phẩm lấy trộm từ ngôi làng bên cạnh. Những người dân làng đã cố nói với anh rằng người Nhật đã đầu hàng, nhưng Nakamura khăng khăng không lay chuyển.

Gần 20 năm sau, năm 1974, một người lính Nhật lẩn trốn tên là Hiroo Onada cũng được phát hiện và đã trở lại với nền văn minh con người.

Tháng 12 năm đó, Nakamura cũng quay lại, sau khi một đại đội lính Indonesia mặc đồng phục Nhật Bản cố gắng cứu anh ra khỏi rừng. Nakamura đã quay trở lại Đài Loan như người lính cuối cùng từ hàng ngũ Nhật trở về sau chiến tranh và qua đời năm 1979.

(Còn tiếp)

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ