Ở ngôi làng không được sinh đẻ

GD&TĐ - Làng Mafi Dove ở miền Nam Ghana (châu Phi) là nơi cư ngụ của 5.000 người, hầu hết đều không phải sinh đẻ tại đây. Do một niềm tin cổ xưa cho rằng việc sinh đẻ trong làng sẽ gây ra tội lỗi với thánh thần, nên những phụ nữ có mang phải được đưa đi đến những cộng đồng ở gần bên để sinh con.

Trẻ em ở làng hầu hết được sinh đẻ ở những cộng đồng cạnh bên.
Trẻ em ở làng hầu hết được sinh đẻ ở những cộng đồng cạnh bên.

Giống như nhiều cộng đồng ở Ghana khác, làng Mafi Dove có nhiều tập quán và truyền thống được truyền từ đời này sang đời khác kể từ thời xa xưa.

Ngoài những điều cấm kỵ không thực sự tác động đến đời sống của các cư dân, ngôi làng này còn có 3 nguyên tắc lạ thường nhất thế giới bắt buộc mọi người phải tuân theo. Một trong những điều đầu tiên mà du khách để ý khi đến Mafi Dove là sự thiếu vắng hoàn toàn loài vật.

Ngoài những con chim bay trên bầu trời, người ta không thể thấy loài gà vịt và những con vật có vú nào ở đây. Việc nuôi thú vật ở Mafi Dove bị cấm nghiêm ngặt và điều này ít có khả năng thay đổi trong một tương lai gần.

Điều thú vị là mang loài vật vào làng và mổ thịt chúng trong cùng một ngày thì được phép, nhưng nuôi chúng ở đây dù chỉ một ngày cũng không được.

Điều thứ hai du khách nhận thấy trong ngôi làng Ghana này là không có đất chôn người chết. Khi có người qua đời, họ được đưa đến các nghĩa trang thuộc những cộng đồng khác

. Và cuối cùng, điều kỳ lạ thứ ba về Mafi Dove là gần như không ai trong số những cư dân của làng thực sự được ra đời ở đây. Sinh đẻ trong làng được cho là điều cấm kỵ, vì vậy phụ nữ có thai gần đến ngày sinh nở sẽ được đưa đến những ngôi làng hay thị trấn láng giềng và buộc phải ở lại đó cho đến khi đứa bé sơ sinh rụng rốn mới được trở về nhà.

Phụ nữ có thai phải đi nơi khác sinh đẻ.
Phụ nữ có thai phải đi nơi khác sinh đẻ.

Lo sợ tình trạng sinh non làm tăng nguy cơ phá vỡ truyền thống và điều cấm kỵ của cộng đồng nên người ta thường đưa các thai phụ ra khỏi làng trước dự sinh từ 1 đến 2 tháng. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp phụ nữ được chuyển ra khỏi làng trong cơn đau đẻ dữ dội và những trẻ ra đời bị các biến chứng sau sinh nguy hiểm.

Những kiêng kỵ khác thường của Mafi Dove có liên quan đến người sáng lập ngôi làng, một thợ săn tên là Togbe Gbewofia Akiti. Theo những già làng, khi Akiti lần đầu tiên đặt chân đến vùng đất mà hiện này là ngôi làng Mafi Dove, một giọng nói từ trên trời bảo ông ta rằng đây là một nơi bình yên và thiêng liêng, nếu ông và những người tùy tùng muốn định cư ở đây họ phải chấp nhận 3 nguyên tắc: Không nuôi thú vật, không chôn cất, không sinh đẻ.

“Bất cứ nơi nào có cái xấu, nơi đó không có sự phát triển”, những già làng của Mafi Dove nói, “Do những điều cấm kỵ này, ở đây không có bất cứ sự đổ máu, tội ác… Bạn được phép mang loài vật đến và giết mổ chúng tại đây, phụ nữ được có kinh nguyệt nhưng sinh đẻ thì không. Chúng tôi rất hãnh diện khi tuân theo những điều kiêng kỵ này”.

Ngăn chặn hoàn toàn việc sinh đẻ hầu như là không thể và những người lớn tuổi ở Mafi Dove thừa nhận rằng cũng có những trẻ em được sinh ra ở làng. Tuy nhiên, đây là những trường hợp rất hiếm hoi, phải được xử lý một cách cẩn thận để tránh làm những vị thần nổi giận. Gia đình của người mẹ cần báo ngay cho các già làng sự việc bất ngờ xảy ra này càng nhanh càng tốt để họ tiến hành một nghi thức làm sạch làng và xoa dịu các vị thần.

Mặc dù việc sinh đẻ ở làng không được các lãnh đạo địa phương tán thành, nhưng “những người phạm tội” không bị trừng phạt bởi cộng đồng.

Người ta tin rằng những người mẹ phá vỡ nguyên tắc cổ xưa này có nguy cơ sinh ra những đứa trẻ bất thường, nhưng không ai biết có bao nhiêu đứa trẻ sinh ra bị dị dạng hoặc các vấn đề về sức khỏe khác do vi phạm tập tục. Có lẽ những nghi lễ tẩy uế mang lại hiệu quả cao.

Những năm gần đây, càng ngày phụ nữ càng thách thức những kiêng kỵ và đòi hỏi được sinh trẻ con ở làng mà không bị những người trong cộng đồng xa lánh, nhưng những già làng không đáp ứng.

Họ cho rằng việc tôn vinh, bảo vệ những truyền thống lâu đời này là điều tối quan trọng để đảm bảo sự an toàn và thịnh vượng của làng Mafi Dove và người dân.

Theo Odditycentral

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ông Trần Quí Thanh lãnh 8 năm tù.

Ông Trần Quí Thanh bị phạt 8 năm tù

GD&TĐ - Sáng 25/4, TAND TPHCM tuyên phạt 8 năm tù đối với bị cáo Trần Quí Thanh (Chủ tịch Tân Hiệp Phát) về tội "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản".
Minh họa/INT

Khơi nước gần dập lửa xa

GD&TĐ - Iran đã bước vào giai đoạn xung khắc mang bản chất mới với Mỹ và Israel nên càng cần yên bình ở phía biên giới chung với Pakistan.