Kỳ lạ loại lợn nhỏ nhất thế giới tưởng chừng đã tuyệt chủng

GD&TĐ - Loại lợn nhỏ nhất thế giới được phát hiện đầu tiên vào năm 1857, tuy nhiên dân số của chúng giảm dần trong những thập kỷ tiếp theo và từng được cho là đã tuyệt chủng. 

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Lợn Pygmy - loài lợn nhỏ nhất thế giới có nguồn gốc từ đồng cỏ phù sa ở chân đồi của dãy Himalaya. Loài động vật này có đặc tính khá nhút nhát.

Loại lợn nhỏ nhất thế giới từng được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1857, tuy nhiên dân số của chúng giảm dần trong những thập kỷ tiếp theo và từng được cho là đã tuyệt chủng. 

Tuy nhiên, chúng được phát hiện lại vào những năm 1970 bởi các nhà bảo tồn, những người đã có kế hoạch nhân giống loại lợn nhỏ bé này vào những năm 1990 để tăng dân số cho chúng.

Loài lợn nhỏ nhất thế giới có màu đen nâu sẫm với một vài sợi lông sẫm màu. Chúng chỉ cao khoảng 20 cm và nặng không quá 9kg.

Chúng một lần nữa trở thành một phần của hệ sinh thái ở bang Assam, theo một báo cáo của National Geographic.

Báo cáo cho biết thêm, những con lợn được nuôi nhốt trước khi được thả ở Assam. Tiếp theo là công việc bảo tồn đã tăng số lượng của chúng lên 300-400 con trong tự nhiên, trong khi 76 con vẫn đang bị nuôi nhốt.

Một số lượng lớn những con lợn nhỏ nhất thế giới này đã được thả trong các công viên quốc gia Manas và Orang. Một số được thả ở các khu bảo tồn quốc gia Barandi và Sonai Rupai ở Assam.

Báo cáo cho biết những con lợn bắt đầu sinh sản ở đó hơn hai thập kỷ trước và có tới 130 con trong số những con vật nhỏ nhắn đã được thả ở những địa điểm này từ năm 2008 đến năm 2020.

Hiện nay, có một vài quần thể còn lại tại VQG Manas ở bang Assam nhưng cũng bị đe dọa bởi gặp phải sự tranh giành thức ăn với các loài khác và nguy cơ cháy đồng cỏ nơi chúng sinh sống khi mùa khô đến.

Parag Deka, giám đốc dự án của Chương trình Bảo tồn Hog Pygmy, có trụ sở tại Guwahati, cho biết có kế hoạch thả thêm ít nhất 60 con lợn nữa vào Manas trong 5 năm tới.

“Điều rất quan trọng đối với tôi là tiếp tục và cứu loài này khỏi nguy cơ tuyệt chủng. Tất cả chúng ta nên tìm kiếm một mục đích sống. Khi tôi tham gia vào dự án này, tôi nhận ra rằng điều này có thể mang lại cho tôi mục đích đó”, Deka nói.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ