Hơn 1000 người xếp hàng xem hoa xác thối quý hiếm

GD&TĐ - Hơn 1.000 người đã đổ xô đến một trạm xăng bỏ hoang ở khu vực Vịnh San Francisco để xem bông hoa xác thối.

Cây amorphophallus titanum hay còn gọi là cây xác thối. (Ảnh: AP).
Cây amorphophallus titanum hay còn gọi là cây xác thối. (Ảnh: AP).

Solomon Leyva - chủ vườn ươm ở Alameda và là người kinh doanh các loại cây đặc biệt quý hiếm đã đăng trên mạng xã hội về cây amorphophallus titanum của mình.

Khi thấy nhiều người quan tâm đến loài hoa khổng lồ đang nở rộ, anh quyết định chia sẻ nó cho mọi người.

Anh Leyva đưa nó đến tòa nhà bỏ hoang vào đầu tuần. Tại đây, một dòng người xếp hàng dài chỉ để ngắm hoa.

Anh chia sẻ: “Tôi lấy xe của mình, đặt cây vào nhà kính với sự giúp đỡ của một người bạn, kéo nó đến tòa nhà bỏ hoang này và mọi người bắt đầu xuất hiện".

Anh Leyva ước tính rằng đến 4 giờ chiều, có ít nhất 1.200 người dân đã đến thăm hoa.

“Mọi người chia sẻ với tôi lần cuối họ nhìn thấy hoa xác thối là ở San Francisco. Họ phải đứng ngoài rào chắn và không được phép đến gần nó. Tôi nghĩ rằng mọi người đều muốn bước lên và ngửi mùi của nó.”

Mọi người xếp hàng để xem bông hoa xác thối hiếm hoi. (Ảnh: AP).

Mọi người xếp hàng để xem bông hoa xác thối hiếm hoi. (Ảnh: AP).

Loài thực vật có mùi này rất thu hút đám đông. Vào năm 2016, du khách đến thăm một bông hoa xác thối tại vườn thực vật New York đã mô tả mùi hương của nó theo những cách khác nhau như “bẩn thỉu”, “tệ hơn một nghìn cái toilet” và “giống hệt như đường phố Bushwick”.

Theo Vườn bách thảo Mỹ, loài hoa xác thối này cực kỳ hiếm với ít hơn 1.000 loài còn lại trong tự nhiên. Nó có thể cao tới 3,6m và mất khoảng một thập kỷ để nở hoa. Trong thời gian này, nó tiết ra mùi bất thường để thu hút các loài thụ phấn và chết trong vài ngày sau đó.

Theo The Guardian

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Sinh viên cần xem xét kỹ các văn bản thông báo học bổng và lựa chọn trung tâm du học chính thống. Ảnh minh họa: Thùy Linh

Học bổng, trao đổi sinh viên: Thật giả khó lường

GD&TĐ - Hứa hẹn học bổng toàn phần, chương trình trao đổi quốc tế hay thậm chí lệnh bắt giữ đều là những chiêu trò lừa đảo ngày càng tinh vi nhắm đến sinh viên, đặc biệt tại các thành phố.

Cuốn sách do nhà giáo, nhà nghiên cứu sử học Nguyễn Hữu Hiếu biên soạn.

Giai thoại chúa Nguyễn mở đất phương Nam

GD&TĐ - Nhà giáo, nhà nghiên cứu sử học Nguyễn Hữu Hiếu vừa ra mắt cuốn sách “Chúa Nguyễn và các giai thoại mở đất phương Nam” với những thông tin thú vị.