Chuyện lạ về tia lửa trời

Chuyện lạ về tia lửa trời

(GD&TĐ) - Bị sét đánh, theo lý thuyết có nghĩa là tìm đến cái chết. Nhưng nhiều trường hợp hy hữu lại nhờ sét mà tìm thấy được ánh sáng cho đôi mắt, biết thêm được ngoại ngữ, chữa được bệnh nan y...

Sét làm sáng mắt

Năm 1971, một tài xế xe tải tên là Edwin Robinson (Anh) bị mù mắt do một tai nạn giao thông. 9 năm sau, anh đứng trú mưa dưới một gốc cây và bất ngờ bị sét đánh. Edwin ngất đi. Sau khi tỉnh lại, anh bàng hoàng nhận ra rằng mình lại nhìn thấy mọi thứ. Các bác sĩ cũng không thể giải thích được tại sao anh sáng mắt trở lại trong tình huống như vậy.

Sét “chữa” ung thư

Phương pháp điện xung trị liệu đã được áp dụng từ thế kỷ XVIII. Vào năm 1932, một nông dân Anh tên là Thomas Young đang bị ung thư giai đoạn cuối, đã được sét  “chữa” khỏi. Hôm đó, ông Young đang nằm trên võng ngoài vườn thì trời nổi cơn giông và một tia sét đã đánh xuống chỗ ông nằm. Khung kim loại của chiếc võng “biến thành” vật dẫn điện, khiến ông bị bỏng. Sau sự kiện đó, người ta thấy rằng ông hết bệnh ung thư!

Sét trong máy bay

Vào năm 1984, hành khách và phi hành đoàn trên một chuyến bay của Nga đã được chứng kiến một hiện tượng kỳ lạ. Máy bay bị sét đánh thủng một lỗ nhỏ trên thân. Sau đó một quả cầu lửa, do tia sét tạo nên đã bay dọc lối đi dành cho hành khách đến phần cuối máy bay rồi tự tách thành hai mảnh hình bán nguyệt. Một lát sau, hai mảnh bán nguyệt đó lại chập thành một, đánh thủng trần máy bay và bay ra ngoài. Thật may là phi công giữ được bình tĩnh và cho máy bay hạ cánh khẩn cấp.

“Nhạc” của sét

Vào những năm 50  thế kỷ XX, lần đầu tiên một chiếc tàu phá băng của Mỹ đã ghi lại được  những âm thanh kỳ lạ phát ra trong lúc sét đánh. Những tông cao và thấp, tương tự như tiếng chó sói hú, hình thành trong quá trình phóng điện trong không khí, được truyền quanh hành tinh nhờ từ trường trái đất. Chỉ cần có thiết bị thu thích hợp và ăng ten dài là có thể nghe được thứ “âm nhạc” sôi động của sét.

“Xăm mình” nhờ sét

Những người sống sót sau khi bị sét đánh đôi khi được “đánh dấu” bởi cái gọi là hoa sét  Lichtenberg (hoa sét). Đó là những hình ảnh xuất hiện trên da sau khi bị bỏng điện do sét đánh. Hoa sét có hình tia chớp, lá dương xỉ… và được gọi theo tên của nhà khoa học Đức Christoph Lichtenberg. Ông là người đầu tiên phát hiện và nghiên cứu về hiện tượng này.

“Vẽ” lên tường bằng sét

Đầu thế kỷ XX tại New York (Mỹ), các nhà khoa học quan sát thấy một hiện tượng lạ. Đó là sau khi bị sét đánh, trên tường của một ngôi nhà bỗng xuất hiện hình ảnh những hoa văn trang trí của bộ đĩa ăn Dresden đang nằm trên giá bếp. Điều đáng chú ý nữa là trên các đĩa chỉ còn lại dấu vết lờ mờ các hoa văn đó. Cho đến nay, giới khoa học vẫn chưa đưa ra được  lời giải thích thuyết phục đối với hiện tượng này.

Tuấn Sơn (Theo báo nước ngoài)

Cá nóc chứa nhiều dưỡng chất để sản xuất thực phẩm chức năng.

Thực phẩm chức năng từ cá nóc

GD&TĐ - Syrup từ cá nóc dùng cho trẻ bị suy dinh dưỡng, viên nang giúp cải thiện cân nặng, hỗ trợ rối loạn chuyển hóa lipid máu...
ThS Nguyễn Trọng Minh - Giám đốc Công ty CP Công nghệ GRAC giới thiệu về công nghệ tại hội thảo.

Quản lý rác thải bằng công nghệ số

GD&TĐ - Thay vì quản lý và thu gom rác cách truyền thống, có thể ứng dụng CN 4.0 xây dựng mạng lưới quản lý và thanh toán online bằng phần mềm Grac.
ThS Nguyễn Hoài Phong giới thiệu đồng hồ nước thông minh.

Hệ thống đo lường nước thông minh

GD&TĐ - Hệ thống đo lường nước thông minh là giải pháp cải tiến công nghệ do các nhà khoa học Trường Đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TPHCM) phát triển.
Nhóm sinh viên ngành Kỹ thuật Nhiệt và TS Lê Kiều Hiệp giảng viên hướng dẫn, nhận phần thưởng cho đề tài nghiên cứu. Ảnh: TG

Sinh viên Bách khoa lan tỏa lối sống xanh

GD&TĐ - Bằng kiến thức đa ngành cùng cách tiếp cận mới, các nghiên cứu khoa học của sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội đã hướng đến bảo vệ môi trường.