Chuyên gia tim mạch chia sẻ cách sơ cứu cầm máu khi đứt động mạch

Chiều 26/9, TS Dương Đức Hùng – chuyên gia tim mạch hàng đầu Việt Nam đã chia sẻ về cách sơ cứu các tai nạn liên quan đến mạch máu.

Chuyên gia tim mạch chia sẻ cách sơ cứu cầm máu khi đứt động mạch
Chuyen gia tim mach chia se cach so cuu cam mau khi dut dong mach - Anh 1

TS Hùng chia sẻ cách sơ cứu.

TS Hùng chia sẻ, gần đầy dư luận dấy lên mấy trường hợp tôn cứa vào các nạn nhân đều thương tổn mạch máu. Là người làm phẫu thuật tim mạch hơn 20 năm, TS Hùng cho biết, vết thương mạch máu rất nguy hiểm.

Ngoài tổn thương đường thở thì tổn thương mạch máu gây tử vong rất nhanh. Nếu trường hợp biết cách sơ cứu có thể cứu được bệnh nhân, sơ cứu không tốt mất bệnh nhân, đưa đến bệnh viện đã nghiêm trọng.

Theo TS Hùng trên cơ thể có các động mạch như động mạch cảnh ở cổ, động mạch đùi, động mạch tay. Nếu bị đứt ở đâu gây chảy máu nhiều, quy tắc là phải sơ cứu ngay và luôn tại chỗ là tìm mọi cách cầm máu.

Các phương tiện cấp cứu rất đơn giản chỉ cần có giẻ, cành cây, thước kẻ, bút bi… là có thể cấp cứu được.

Nếu vết thương ở cổ tay thì chúng ta lấy giẻ buộc chặt khuyả tay lại. Nếu máu vẫn chảy, chúng ta sẽ lấy dây buộc chặt và garo đến khi nào không còn chảy máu nữa thì thôi.

Máu từ tim được bơm ra cho cơ thể qua các động mạch nên nguyên lý cầm máu theo đường máu chảy. Ví dụ ở cổ tay thì bịt chặt mạch ở khuyả tay, ở đùi buộc chặt động mạch ở bẹn, ở cổ thì khó hơn.

TS Hùng cho biết khi bị đứt ở cổ thì một tay bịt chặt vào vùng đứt. Lấy giẻ để garo bằng cách chỉ cần lấy cái thước, que buộc bên lành để giữ đường thở. Nếu không có que thì có thể lấy chính cánh tay còn lại của nạn nhân buộc lại.

Theo TS Hùng với các biện pháp này, bắt buộc phải đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất dù đó chỉ làm trạm y tế thay vì chọn các bệnh viện lớn. Bởi vì, TS Hùng cho biết với sơ cứu ban đầu khi bệnh nhân đưa vào cơ sở y tế thì nhân viên y tế sẽ biết cách cầm máu cho nạn nhân.

Với những cách sơ cứu đơn giản này chúng ta có thể cứu giúp người bệnh thay vì đưa thẳng bệnh nhân đến bệnh viện.

Về nguyên tắc, khi đứt mạch máu, máu mất nhiều có thể gây sốc mất máu và tử vong. Bình thường cơ thể một người có từ 4,5 đến 5 lít máu với mức độ mỗi lần co bóp tim sẽ mất khoảng 60– 80 ml máu, như vậy chỉ trong vòng 2 phút có thể mất đến 2, 5 lít máu và khi đó sẽ dẫn đến sốc mất máu, tử vong. Vì thế, việc sơ cứu này phải làm luôn và ngay.

P.Thúy

Theo Infonet

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa: Vietpink

Truyện ngắn: Mở trái tim yêu

GD&TĐ - Hạnh phúc của người đàn bà chính là có người đàn ông để nương tựa, nhưng Hiền thấy, đàn ông chỉ đem đến sự khổ đau...