Chuyên gia Nga chứng minh các con số kinh tế phụ thuộc bất ngờ

GD&TĐ - Việc “xoay trục sang phương Đông” cho đến nay đã tạo ra sự thay đổi từ phụ thuộc vào phương Tây sang phụ thuộc vào Trung Quốc đối với nền kinh tế Nga.

Chuyên gia Nga chứng minh các con số kinh tế phụ thuộc bất ngờ

Chuyên gia kinh tế Konstantin Babkin đã cảnh báo điều này tại cuộc họp với lãnh đạo Phòng Thương mại và Công nghiệp Nga ở Velikiye Luki.

Để làm ví dụ về tình hình với chính sách kinh tế hiện tại, ông Babkin đã so sánh tốc độ tăng trưởng sản xuất động cơ điện vào năm 2023 bằng ví dụ của Nga, Trung Quốc và Liên xô vào năm 1990.

Nga hiện sản xuất động cơ điện ít hơn 122 lần so với Trung Quốc và kém 4,7 lần so với Liên Xô. Khối lượng sản xuất nông nghiệp ở Nga vào năm 2023 thấp hơn 1,6 lần so với Liên Xô năm 1985.

Lý do dẫn tới điều này là sự gia tăng gánh nặng thuế đối với các doanh nghiệp công nghiệp phi tài nguyên, phí thương mại và tăng giá năng lượng.

Nhà kinh tế học này đã đưa ra ví dụ về những điều kiện bất bình đẳng mà các nhà sản xuất Trung Quốc và Nga gặp phải.

Ví dụ ở Trung Quốc, lãi suất trung bình của một khoản vay là 0,05%, ở Nga - 12%; hỗ trợ xuất khẩu - 20 - 65% ở Trung Quốc và hoàn toàn không có ở Nga; trong khi gánh nặng thuế trung bình lần lượt là 20 và 47,7%.

Chính phủ đang triển khai các biện pháp hỗ trợ việc chế tạo các sản phẩm hoàn chỉnh (máy biến áp, cần cẩu, máy kéo và những loại khác), nhưng hiện các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt là sản xuất linh kiện, phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ Trung Quốc.

“Chính phủ phải bảo vệ và tạo điều kiện cho các nhà sản xuất trong nước. Đất nước chúng ta có mọi thứ để phát triển năng động. Tất cả những gì cần làm là chính sách kinh tế đúng đắn. Chúng ta cần một cuộc công nghiệp hóa thứ ba".

"Sự phát triển của các ngành công nghiệp phi tài nguyên sẽ mang lại tăng trưởng cho nền kinh tế, kích thích yêu cầu phát triển khoa học, nâng cao phúc lợi vật chất cho người dân, cải thiện chất lượng giáo dục và giải quyết các vấn đề về nhân khẩu học”, ông Babkin tự tin.

Hợp tác với Trung Quốc thúc đẩy, nhưng cũng gây ra rắc rối cho kinh tế Nga.

Hợp tác với Trung Quốc thúc đẩy, nhưng cũng gây ra rắc rối cho kinh tế Nga.

Ông Nikolay Sidorenkov, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Máy nâng cho biết giai đoạn 2022 - 2023. Thị trường xe tải Nga tăng từ 84 nghìn chiếc lên 143 nghìn chiếc.

Tuy nhiên sự tăng trưởng chính đạt được nhờ việc nhập khẩu ô tô Trung Quốc, với thị phần tăng lên 60%.

Đồng thời doanh số bán hàng của các thương hiệu Nga giảm đáng kể. Chẳng hạn năm 2021, KAMAZ cung cấp ra thị trường hơn 35 nghìn xe; năm 2023 con số này giảm xuống còn 21 nghìn.

Tình trạng tương tự cũng xảy ra đối với thiết bị cần cẩu. Mặc dù tốc độ sản xuất cần cẩu tại Nga thực tế ngày càng tăng, nhưng sự tăng trưởng của thị trường chính là do việc mua thiết bị từ Trung Quốc.

Ông Sidorenkov nhấn mạnh rằng chỉ số nhập khẩu sản phẩm Trung Quốc tăng mạnh như vậy phần lớn được đảm bảo nhờ sự hỗ trợ của Bắc Kinh cho các ngành xuất khẩu, hệ thống thuế hợp lý và chính sách của chính phủ.

Ngoài ra yêu cầu an toàn đối với thiết bị đặc biệt của Trung Quốc thấp hơn và không tuân thủ các quy định áp dụng trên lãnh thổ Liên bang Nga.

Tất nhiên ngành công nghiệp Nga cố gắng thay thế hàng nhập khẩu, nhưng không thể thay thế toàn bộ chủng loại hàng hóa - chẳng hạn, vị chuyên gia lưu ý những khó khăn trong việc sản xuất thiết bị thủy lực và linh kiện điện tử trong nước.

Chuyên gia Sidorenkov cũng coi tình trạng thiếu nhân sự là một trong những vấn đề chính của ngành công nghiệp Nga. Nguyên nhân của tình trạng này là do mức lương khác nhau giữa các vùng, khi chênh lệch có thể lên đến 2 - 3 lần.

Nhân sự đang chuyển dịch đến các thành phố lớn - St. Petersburg, Moskva, cũng như đến Urals, nơi mức lương ngày nay lên đến 200 - 300 nghìn rúp.

"Ngành công nghiệp ngày nay cần sự hỗ trợ từ chính phủ. Cần hạn chế sử dụng các thiết bị cũ và thay thế các sản phẩm lỗi thời. Cần phải đơn giản hóa việc chứng nhận các sản phẩm của Nga, vì thiết bị tương tự của Trung Quốc có nhiều ưu đãi".

"Ngoài ra, cần áp dụng các công cụ hỗ trợ cho việc mua sản phẩm do Nga sản xuất. Thuế hải quan cân bằng nên được áp dụng đối với việc nhập khẩu thiết bị đặc biệt từ nước ngoài", vị chuyên gia kết luận.

Xuất khẩu của Trung Quốc sụt giảm do suy thoái kinh tế toàn cầu.

Theo politnavigator

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Sắc xanh xe buýt điện VinBus không ngừng nỗ lực “phủ xanh” thành phố (Ảnh: VinBus)

80 tuần Vingroup 'phủ xanh' Việt Nam

GD&TĐ -Quỹ Vì tương lai xanh và các công ty thành viên thuộc hệ sinh thái Vingroup đã triển khai những hành động “phủ xanh” trên khắp dải đất hình chữ S.