Chuyên gia lý giải vì sao OPEC+ không thể kiềm chế được 'thành viên đi ngược'

GD&TĐ - Việc các thành viên không tuân theo đường lối chung nguy cơ khiến Tổ chức OPEC+ rơi vào nguy cơ tan rã.

Chuyên gia lý giải vì sao OPEC+ không thể kiềm chế được 'thành viên đi ngược'

Tổ chức OPEC+ có lý do để ăn mừng trong tuần này khi giá dầu Brent đạt đỉnh 87 USD/thùng, tuy nhiên những khía cạnh tích cực chỉ dừng lại ở đó, ông Michael Kern - chuyên gia thị trường năng lượng của tờ OilPrice cho biết.

Rõ ràng đợt tăng giá dầu mới nhất không phải do nỗ lực của các thành viên OPEC+, những người liên tục không tuân thủ việc cắt giảm sản lượng theo cam kết, tình trạng trên xuất hiện do những dấu hiệu lo ngại về cung và nhu cầu mạnh mẽ trong mùa bão.

Sản xuất dư thừa ở một số quốc gia OPEC+, đáng chú ý nhất là Iraq, Kazakhstan và Liên bang Nga... vẫn được xem như thách thức đối với liên minh vốn có kế hoạch bắt đầu nới lỏng việc cắt giảm sản lượng tự nguyện trong quý 4 năm nay, nếu điều kiện thị trường cho phép.

Tuy nhiên với những thành viên vô kỷ luật như vậy, kế hoạch khôi phục sản xuất rõ ràng khó có thể thành hiện thực.

op.jpg
Tổ chức OPEC+ không đảm bảo duy trì được mức cắt giảm sản lượng như cam kết của từng quốc gia.

Nhà sản xuất hàng đầu của OPEC+ đồng thời giữ vai trò lãnh đạo trên thực tế chính là Ả Rập Saudi, Riyadh cam kết làm gương dẫn đầu và tiếp tục tuân thủ lời hứa sản xuất 9 triệu thùng mỗi ngày.

Những thành viên OPEC+ khác, bao gồm cả Nga - nước lớn thứ hai trong tổ chức đã không đáp ứng được mức cắt giảm hiện tại, mặc dù đã nhiều lần hứa sẽ thể hiện kỷ luật tốt hơn trong tương lai.

Việc một số thành viên OPEC+ không tuân thủ đường lối cắt giảm sản lượng báo hiệu rằng cuộc đấu tranh kéo dài nhiều năm của nhóm nhằm kiềm chế "những quốc gia đi ngược" vẫn chưa kết thúc.

Điều này cũng gửi tín hiệu giảm giá đến thị trường dầu mỏ, khi mức giảm sản lượng chỉ tồn tại trên giấy tờ, đặc biệt khi nhiều nhà cung cấp không chấp hành đúng mức họ đã đồng ý như một phần của thỏa thuận OPEC+.

Theo nghĩa này, Liên minh xuất khẩu dầu mỏ đang bị mắc kẹt bởi sự bất an của chính mình, khi lo sợ sự ra đi của những thành viên có ảnh hưởng hơn là việc không đạt được mục tiêu. Trong trường hợp này, OPEC+ sẽ biến thành một câu lạc bộ phục vụ lợi ích của từng quốc gia.

Chỉ duy nhất Saudi Arabia thực hiện đúng cam kết cắt giảm sản lượng theo Thỏa thuận OPEC+.
Theo OilPrice

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.