Chuyên gia gợi ý cách để cuộc hôn nhân thứ hai hạnh phúc viên mãn

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Sự tôn trọng, giao tiếp tích cực và khiếu hài hước sẽ góp phần giúp cuộc hôn nhân thứ hai của bạn kéo dài suốt đời.

Có nhiều khó khăn và căng thẳng đi kèm với việc tái hôn. (Ảnh: ITN).
Có nhiều khó khăn và căng thẳng đi kèm với việc tái hôn. (Ảnh: ITN).

Trong khi nhiều cặp vợ chồng coi tái hôn là cơ hội thứ hai để đạt được hạnh phúc, thì các số liệu thống kê lại kể một câu chuyện khác.

Theo dữ liệu Điều tra dân số hiện có tại Hoa Kỳ, tỷ lệ ly hôn đối với cuộc hôn nhân thứ hai tại quốc gia này là hơn 60% so với khoảng 50% đối với cuộc hôn nhân đầu tiên.

Nguyên nhân các cuộc hôn nhân thứ hai có nhiều khả năng thất bại

Tiết lộ đầy đủ về tài chính là chìa khóa thành công của cuộc tái hôn để sự oán giận không tích tụ. (Ảnh: ITN).
Tiết lộ đầy đủ về tài chính là chìa khóa thành công của cuộc tái hôn để sự oán giận không tích tụ. (Ảnh: ITN).

Sự hình thành các gia đình hỗn hợp có thể gây ra các vấn đề về lòng trung thành với con riêng và sự ganh đua giữa các đồng cha mẹ, nhưng có nhiều khó khăn và căng thẳng khác đi kèm với việc tái hôn.

Khi mọi người tái hôn, họ thường mang theo những kiểu quan hệ không lành mạnh và những vấn đề về lòng tin từ cuộc hôn nhân đầu tiên, những điều có thể phá hoại mối quan hệ mới. Đôi khi thứ “hành lý” này khiến các cặp đôi vội vã bước vào cuộc hôn nhân thứ hai mà không thực sự tìm hiểu nhau.

Chẳng hạn, nếu bạn bị người bạn đời cũ phản bội, bạn có thể nghi ngờ và thiếu tin tưởng vào người bạn đời mới của mình.

Một vấn đề quan trọng mà các cặp tái hôn cần giải quyết là giao tiếp giữa các cá nhân. Điều này đặc biệt đúng khi nói đến vấn đề tài chính, cách kỷ luật con chung và con riêng, mâu thuẫn cá nhân trong gia đình mới thành lập và sự ganh đua giữa các thành viên trong gia đình.

Dưới đây là một số quy tắc tích cực mà giới chuyên gia khuyến nghị áp dụng cho các cặp vợ chồng tái hôn:

Xây dựng thói quen đánh giá cao, tôn trọng và khoan dung

Khi có thể, hãy bày tỏ những gì bạn trân trọng về người bạn đời của mình. Chẳng hạn, bạn hãy gợi ý đối tác làm điều gì đó thú vị, sau đó bạn sẽ nói “Cảm ơn anh/ em vì đã làm điều đó”.

Ngoài ra, bạn cũng có thể cùng đối tác thảo luận về những vấn đề nhỏ trong gia đình. Bữa ăn là một nơi tuyệt vời để bắt đầu trước khi giải quyết những vấn đề lớn hơn như kỷ luật con cái hoặc quản lý tài chính.

Tạo thời gian và bầu không khí thoải mái để tương tác với bạn đời

Yêu cầu những gì bạn cần một cách quyết đoán, không hung hăng và sẵn sàng nhìn nhận câu chuyện từ phía đối phương.

Nói cách khác, hãy đáp lại “yêu cầu” của đối tác để được quan tâm và hỗ trợ. Chẳng hạn một điều gì đó nhỏ nhặt như “Anh có thể pha sữa cho con được không?” hoặc một kế hoạch quan trọng như cùng đối tác đến thăm hỏi bố mẹ.

Thảo luận về những kỳ vọng để tránh hiểu lầm

Bạn có thể cùng đối tác thảo luận về những vấn đề nhỏ trong gia đình. (Ảnh: ITN).
Bạn có thể cùng đối tác thảo luận về những vấn đề nhỏ trong gia đình. (Ảnh: ITN).

Hãy mạo hiểm và đối phó với những cảm xúc bị tổn thương, đặc biệt nếu đó là một vấn đề quan trọng, thay vì trì hoãn và lảng tránh. Trong quy tắc hôn nhân, giới chuyên gia cho rằng một cuộc chiến tốt có thể giải tỏa được không khí.

Chuẩn bị cho xung đột

Hiểu rằng xung đột không có nghĩa là kết thúc cuộc hôn nhân của bạn. Nghiên cứu trên hàng nghìn cặp vợ chồng đã phát hiện ra rằng xung đột là điều không thể tránh khỏi trong mọi mối quan hệ và 69% các vấn đề trong hôn nhân không được giải quyết.

Mặc dù vậy, xung đột có thể được giải quyết thành công và hôn nhân có thể phát triển. Chúng ta nên nghỉ ngơi một thời gian ngắn nếu cảm thấy quá tải – đây là cách giúp bạn khôi phục giao tiếp tích cực với đối tác của mình.

Nắm lấy vai trò của bạn với tư cách là cha/mẹ kế

Vai trò của cha/mẹ kế là vai trò của một người bạn trưởng thành, người cố vấn và người hỗ trợ hơn là một người kỷ luật. Tìm hiểu các chiến lược mới và chia sẻ ý tưởng của bạn với đối tác.

Không có thứ gọi là tình yêu tức thời. Khi cha/mẹ kế cảm thấy không được con riêng đánh giá cao hoặc không tôn trọng, họ sẽ khó gắn kết với con riêng, từ đó gây căng thẳng cho gia đình riêng.

Thiết lập một cuộc đối thoại mở

Đừng đe dọa hoặc đưa ra tối hậu thư. Tránh nói những điều bạn sẽ hối tiếc sau này. Tiền bạc là một trong những điều phổ biến nhất mà các cặp tái hôn tranh cãi. Tiết lộ đầy đủ về tài chính là chìa khóa thành công của cuộc tái hôn để sự oán giận không tích tụ.

Tập tha thứ

Chấp nhận rằng tất cả chúng ta đều có sai sót. Tha thứ không giống như bỏ qua những tổn thương đã gây ra cho bạn, nhưng nó sẽ cho phép bạn tiếp tục và nhớ rằng bạn và đối tác đang ở cùng một đội.

Cách tốt nhất để đánh bại những khó khăn và làm cho cuộc hôn nhân thứ hai của bạn thành công là tạo ra một nền văn hóa đánh giá cao và tôn trọng trong nhà của bạn.

Quyết tâm, tôn trọng, chấp nhận, giao tiếp tích cực và có khiếu hài hước có thể giúp đảm bảo cuộc hôn nhân thứ hai của bạn kéo dài suốt đời.

Theo gottman.com

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ