Chuyên gia chỉ triệu chứng và cách phòng tránh bệnh đậu mùa khỉ

GD&TĐ - Theo hướng dẫn của WHO, các triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ thường gặp bao gồm: Sốt (thường là triệu chứng bệnh đầu tiên), đau đầu dữ dội, đau mỏi các cơ, ớn lạnh, mệt mỏi, nổi hạch.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Bệnh đậu mùa khỉ hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, song theo CDC Hoa Kỳ, bệnh đậu mùa khỉ giống với bệnh đậu mùa, do đó có thể sử dụng thuốc kháng virus bệnh đậu mùa để điều trị cho bệnh đậu mùa khỉ.

Biểu hiện của người mắc đậu mùa khỉ thường là sốt, nhức đầu, đau cơ, đau lưng, ớn lạnh, kiệt sức và sưng hạch bạch huyết.

Ban của bệnh đậu mùa khỉ thường bắt đầu trong 1-3 ngày khởi sốt; tổn thương da có thể phẳng hoặc hơi nổi, chứa dung dịch trong hoặc hơi vàng, sau đó có thể đóng vảy, khô và rụng vảy.

Số lượng tổn thương da trên một người có thể dao động từ một vài cho đến vài nghìn nốt.

Bệnh đậu mùa khỉ được các nhà khoa học xác định lần đầu tiên vào năm 1958 khi có hai đợt bùng phát bệnh giống thủy đậu trên những con khỉ nghiên cứu, do đó được đặt tên là bệnh đậu mùa khỉ. Trường hợp đầu tiên nhiễm bệnh ở người được xác định vào năm 1970, đó là một cậu bé 9 tuổi sống tại một vùng hẻo lánh ở Congo. WHO cho biết Congo báo cáo khoảng 6.000 ca/năm và Nigeria ghi nhận khoảng 3.000 ca/năm.

Những người tiếp xúc với vi rút thường được tiêm một trong số các loại vắc xin đậu mùa, đã được chứng minh là có hiệu quả chống lại bệnh đậu mùa khỉ. Điều khác biệt về các trường hợp hiện nay lần đầu tiên bệnh đậu mùa khỉ lây lan ở những người không đi du lịch đến châu Phi, theo trang tin The News Minute ngày 23/5.

Ban có xu hướng tập trung ở mặt, lòng bàn tay và lòng bàn chân. Các tổn thương này cũng có thể gặp ở miệng, bộ phận sinh dục và mắt.

Theo các chuyên gia, chưa có vắc xin phòng bệnh đậu mùa khỉ mà một số nước đang tiêm vắc xin đậu mùa thế hệ mới để phòng căn bệnh này. Tuy nhiên, vắc xin đậu mùa đang thiếu hụt do căn bệnh này đã được xóa sổ trên toàn thế giới từ những năm 70, 80 của thế kỷ trước nên các loại vắc xin thế hệ đầu không còn được tiêm cho người dân.

Cơ quan y tế Mỹ và Anh cho biết, vắc xin đạt tác dụng bảo vệ cao nhất nếu tiêm càng sớm càng tốt. Đối với người đã phơi nhiễm nên tiêm trong vòng 4 ngày để ngăn ngừa và giảm thiểu triệu chứng.

Một số ít quốc gia đã phê duyệt sử dụng vắc xin phòng bệnh đậu mùa/đậu mùa khỉ thế hệ mới (thế hệ 2, 3), tuy nhiên Tổ chức Y tế thế giới (WHO) không khuyến cáo tiêm vắc xin phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ rộng rãi.

Kiểm dịch y tế chặt chẽ biên giới, cửa khẩu để phát hiện sớm ca bệnh nghi ngờ

Theo Cục Y tế dự phòng, từ kinh nghiệm ứng phó với dịch bệnh Covid-19 vừa qua, trước nguy cơ các ca bệnh xâm nhập, cần phải hết sức chủ động và quyết liệt trong công tác dự phòng, ứng phó thống nhất từ trung ương đến địa phương.

Trước mắt, kích hoạt Văn phòng đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng (PHEOC) của Bộ Y tế tại Cục Y tế dự phòng và 4 Viện Vệ sinh dịch tễ/Pasteur. Theo dõi chặt chẽ và cập nhật thông tin hàng ngày diễn biến tình hình dịch bệnh để báo cáo kịp thời lên Chính phủ khi có tình huống bất thường xảy ra. Kiểm dịch y tế chặt chẽ biên giới, cửa khẩu để phát hiện sớm ca bệnh nghi ngờ.

Trong cộng đồng, Cục Y tế dự phòng đề xuất giám sát tại các cơ sở khám chữa bệnh và giám sát dựa vào sự kiện tại cộng đồng để phát hiện sớm, ngăn chặn dịch bệnh kịp thời, đặc biệt lưu ý các trường hợp có tiền sử về từ vùng dịch, kịp thời phát hiện, truy vết, điều tra, quản lý ca bệnh và xử lý không để bệnh lây lan ra cộng đồng.

Tăng cường sự tham gia giám sát giữa những cơ sở phòng, chống dịch HIV/AIDS để cùng giám sát, dự phòng cho nhóm đối tượng quan hệ tình dục đồng giới, quan hệ lưỡng giới, người làm nghề mại dâm.

Đặc biệt, phải tăng cường mạnh mẽ công tác truyền thông tới người dân, cộng đồng và các đối tượng có nguy cơ về từ vùng dịch, người lưỡng giới, hoặc quan hệ đồng giới.

Bộ Y tế chỉ đạo Cục Quản lý khám chữa bệnh xây dựng Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh đậu mùa khỉ. Tập huấn cho cán bộ y tế dự phòng các tuyến về giám sát và các biện pháp phòng, chống; cán bộ tại các cơ sở y tế về các biện pháp phòng, chống lây nhiễm, chăm sóc điều trị khi có ca bệnh trong cộng đồng.

Bệnh đậu mùa khỉ lây qua đường nào và cách phòng bệnh ra sao?

Theo chuyên gia về y tế dự phòng, đậu mùa khỉ là bệnh lây truyền từ động vật sang người và có thể lây từ người sang người khi tiếp xúc trực tiếp với vết thương, dịch cơ thể, giọt bắn và qua tiếp xúc với các vật dụng bị ô nhiễm như chăn ga gối đệm.

Triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ tương tự bệnh đậu mùa, tuy nhiên ở bệnh đậu mùa khỉ hay gặp tổn thương da toàn thân và hạch to hơn ở đậu mùa.

Theo hướng dẫn của WHO, các triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ thường gặp bao gồm: sốt (thường là triệu chứng bệnh đầu tiên), đau đầu dữ dội, đau mỏi các cơ, ớn lạnh, mệt mỏi, nổi hạch.

Sau khi có biểu hiện sốt từ 1 - 3 ngày, người mắc bệnh đậu mùa khỉ có thể bị phát ban trên mặt (hầu hết, khoảng 95% bệnh nhân mắc bệnh đậu mùa khỉ đều phát ban trên mặt), lòng bàn tay, bàn chân (tỷ lệ phát ban ở lòng bàn tay, bàn chân cũng tương đối cao, lên đến khoảng 75%), miệng, mắt (bao gồm cả giác mạc và kết mạc), cơ quan sinh dục ngoài…

Các nốt phát ban ban đầu chỉ hơi sần trên bề mặt da và sau đó phát triển nghiêm trọng hơn, trở thành mụn nước, sưng, dần chuyển sang mụn mủ, sau đó khô lại, đóng vảy và xẹp xuống.

Hầu hết người nhiễm bệnh đều hồi phục sau 2 - 4 tuần. Tuy nhiên có một số yếu tố nguy cơ dẫn đến diễn tiến nặng như: người mắc bệnh có tiếp xúc lâu dài với vi rút, trẻ em, người có hệ miễn dịch kém…

Để phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ, Bộ Y tế khuyến cáo người dân che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất che bằng khăn vải, khăn giấy dùng một lần hoặc ống tay áo để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp; rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn ngay sau khi ho, hắt hơi.

Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng.

Các đồ dùng sinh hoạt như quần áo, ga gối, khăn mặt hoặc vật dụng khác như bát đĩa bị nhiễm virus do tiếp xúc với người nhiễm bệnh cũng có thể làm lây bệnh cho người khác.

WHO đánh giá, mối đe dọa của bệnh đậu mùa khỉ hiện ở mức độ vừa phải trên toàn cầu, ngoại trừ ở châu Âu là mức cao.

Tính đến nay đã có gần 16.000 ca được báo cáo mắc bệnh đậu mùa khỉ ở những nước trước đây không hề phát hiện căn bệnh này. Ở Mỹ và châu Âu, phần lớn các ca lây nhiễm xảy ra ở nam giới có quan hệ tình dục đồng giới, mặc dù các quan chức y tế nhấn mạnh bất kỳ ai cũng có thể bị nhiễm loại virus này.

Hiện tại Việt Nam chưa ghi nhận ca mắc bệnh đậu mùa khỉ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ