Chuyên gia “bật mí” về những lầm tưởng trong việc học của giảng viên và sinh viên

GD&TĐ - GS.TS Robert Kamei, Trường Yong Loo Lin, Duke-NUS, Singapore đã chỉ ra 4 lầm tưởng trong việc học của giảng viên và sinh viên.

GS.TS Robert Kamei
GS.TS Robert Kamei

4 lầm tưởng

GS.TS Robert Kamei chia sẻ, lầm tưởng thứ nhất mà giảng viên, sinh viên thường có suy nghĩ là: “Tôi học đi, học nói một cách tự nhiên. Vì vậy, tôi không cần phải học cách học mà việc học của tôi cũng xảy ra tự nhiên.

GS Kamei viện dẫn, Metacognition - siêu nhận thức - là việc nghĩ về việc nghĩ. Nếu chúng ta có cách thức tổ chức, hệ thống về việc nghĩ về việc nghĩ, nghĩ về cách chúng ta học tập, chúng ta thực chất sẽ làm tốt hơn. Có rất nhiều bằng chứng chứng minh cho điều này. Tại NUS, có một nghiên cứu thú vị trong lớp học thống kê, chia sinh viên thành 2 nhóm.

Họ được hỏi là: những phương pháp học tập bạn sẽ sử dụng trong khóa học này là gì, bạn sẽ sử dụng nó như thế nào? Sinh viên nghĩ về việc học thống kê, hỏi ai giúp đỡ mình, cách sinh viên học sẽ như thế nào. Kết quả là các sinh viên làm như vậy sẽ làm bài kiểm tra tốt hơn, ít năng lượng tiêu cực về việc học hơn, và những nguồn tài nguyên họ sử dụng thực chất rất hữu dụng.

“Vì vậy chúng tôi muốn cho sinh viên cách tiếp cận với việc học. Mỗi người học có mục tiêu riêng, điểm mạnh và điểm yếu riêng. Chúng tôi có một khung (framework) cho việc tư duy về việc học. Việc nghĩ về việc học có hữu ích cho việc học,và bằng chứng đã chỉ ra điều đó” – GS Kamei trao đổi; đồng thời cho rằng, chúng ta lầm tưởng chúng ta có thể tự nhiên biết được điều gì tối ưu cho việc học của mình.

Nghiên cứu cũng chỉ ra là việc bạn gặp khó khăn trong việc đọc tài liệu cũng giúp bạn học tốt hơn và ghi nhớ tốt hơn. Điều này cũng được nghiên cứu rất nhiều về tâm lý học.

Một nhóm các nhà giáo dục tại Úc đã phát triển một loại font chữ để giúp sinh viên học hiệu quả hơn, gọi là sans forgetica, font này rất khó để đọc. Tôi muốn nói là, việc học tối ưu thường phản trực quan. Chúng ta thường không nhận ra dễ dàng khi nào chúng ta học tập hiệu quả.

Lầm tưởng thứ hai, cách học tập tốt nhất là: “Chỉ cần thông qua một bài giảng hay. Người giáo viên giỏi sẽ biết cách khiến cho việc học trở nên dễ dàng”.

Theo GS Kamei, chúng ta thường lầm tưởng là việc học qua bài giảng thì não bộ hoạt động như một chiếc máy quay. Tuy nhiên sinh viên có thể bỏ lỡ nhiều thông tin quan trọng khác. Não bộ sẽ tự động bỏ lỡ nhiều thông tin nó nghĩ là không quan trọng khi tiếp nhận quá nhiều thông tin, không hoạt động như một chiếc máy quay video, mà qua xử lý và hiểu một cách hoàn toàn khác so với người ngồi ngay cạnh.

Hầu hết sinh viên, không phải ai cũng tham dự một lớp học mang tính tương tác cao. Hầu hết phải tự tìm ra cách học.

GS Kamei đưa ra lời khuyên để sinh viên học hiểu quả trong các bài giảng, thu thập được nhiều thông tin nhất. Trước lớp học, nhìn qua topic, nhìn những bảng biểu và khái niệm, rồi  trả lời các câu hỏi trong sách dù có trả lời sai.

Sinh viên có thể nói: chúng em không có thời gian chuẩn bị. Nhưng khi sinh viên thực sự có chuẩn bị thì sẽ học được nhiều hơn. Nhất là với các sinh viên không có ngôn ngữ bản địa giống với ngôn ngữ giảng dạy, sinh viên còn hưởng lợi ích nhiều hơn với việc chuẩn bị trước, nếu không sẽ bỏ lỡ nhiều thông tin.

Ngoài ra, các em có thể chủ động tóm tắt, vẽ nghuệch ngoạc những gì đang diễn ra, hỏi câu hỏi hoặc nếu không thì viết câu hỏi xuống. Xác định những điểm quan trọng nhất trong bài giảng.

Hầu hết những bài giảng không có tính tương tác cao, vui vẻ thì chứa rất nhiều thông tin. Hay sinh viên thường nghĩ những nhà giáo dục giỏi là những người có bài giảng vui vẻ, là giải trí, nhưng thực chất, họ sẽ khiến việc học đủ khó.

Không quá dễ để sinh viên coi thường việc học, và nhanh quên kiến thức và không quá khó để sinh viên bị mất động lực trong việc học. Sinh viên thường không nhận biết được học tập chất lượng cao là gì, mà thường chỉ nhận thức được một môi trường học tốt là gì.

Lầm tưởng thứ 3: Càng dành nhiều thời gian cho việc học thì càng học được nhiều, điểm thi càng cao. Nghiên cứu chỉ ra rằng, não mình khi ngủ sẽ có khả năng học tập tốt hơn. Việc học khi thiếu ngủ giống với việc học khi đang say rượu dẫn đến không hiệu quả.

Lầm tưởng thứ 4: Biết một điều gì đó đồng nghĩa với việc bạn đã biết cách thực hành, ứng dụng nó.

GS.TS Robert Kamei là diễn giả trong một hội thảo về giáo dục và đào tạo
GS.TS Robert Kamei là diễn giả trong một hội thảo về giáo dục và đào tạo

Để tháo gỡ những lầm tưởng này, GS Kamei gợi ý một số ý tưởng lớn như: Việc học tối ưu thường phản nhận thức/phản trực quan - chúng ta tưởng mình biết cách học hiệu quả nhưng thực ra lại không phải vậy. Thay vào đó, hãy tìm hiểu những phương pháp học tập khoa học, đã được nghiên cứu và chứng minh.

Ngoài ra, não của bạn không phải một chiếc máy quay. Thay vào đó, não bộ sẽ thay đổi, xử lý thông tin và chọn lọc, liên kết kiến thức mới với những ký ức khác.

“Nhiều việc hơn không đồng nghĩa với học nhiều hơn. Điều quan trọng là động lực học, sức khỏe thể chất và tinh thần là những yếu tố quan trọng nhất trong việc học. Trở thành người học có chiến lược, bạn có thể tối ưu hóa thời gian có giới hạn mình có cho việc học” - GS Kamei chia sẻ, đồng thời nhấn mạnh:

Việc biết cách trở thành một người học có chiến lược mới chỉ là bước đầu tiên. Bạn cần phải học được những cách học hiệu quả nhất cho riêng bạn và cách thực hiện chúng. Điều quan trọng là có những chiến lược cá nhân hiệu quả phù hợp với nhu cầu của các nhiệm vụ cần làm, với nguồn tài nguyên và giới hạn của riêng bạn.

Kamei cũng đưa ra một mô hình học tập toàn diện mà GS đã phát triển:

Chuyên gia “bật mí” về những lầm tưởng trong việc học của giảng viên và sinh viên ảnh 2

Mô hình này gồm 3 giai đoạn: Lên kế hoạch; thực hiện, đánh giá và sau đó tái thực hiện những bước này. 

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ