Chuyển đổi số tạo động lực đổi thay chất lượng dạy học

GD&TĐ - Đẩy mạnh chuyển đổi số trong các trường học ở huyện Trấn Yên (Yên Bái) đã tạo sự đổi thay trong hoạt động dạy học ở các nhà trường.

Chuyển đổi số đang tạo nên sực đổi thay về chất lượng dạy - học tại yên Bái.
Chuyển đổi số đang tạo nên sực đổi thay về chất lượng dạy - học tại yên Bái.

Công nghệ rút ngắn khoảng cách

Nhà giáo Vũ Thế Long, Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Trấn Yên, chia sẻ: Trong các ứng dụng chuyển đổi số được đẩy mạnh triển khai, các nhà trường ở huyện Trấn Yên đã tích cực thực hiện phối hợp tổ chức các hoạt động giáo dục trực tuyến, tận dụng công nghệ chúng tôi đã xóa đi những hạn chế về khoảng cách về không gian, thời gian.

Chuyển đổi số ở ngành GD&ĐT huyện Trấn Yên đã phát huy tối đa những cái hay, cái mới của Chương trình GDPT 2018, công nghệ đã tạo sinh động trong từng giờ học, hướng đến hấp dẫn và chất lượng hơn. Như các giờ học Lịch sử, lớp học không biên giới là cách làm mới để đưa giáo dục lịch sử gắn với hiện vật tạo sự sinh động trong giờ học.

Kết hợp với Bảo tàng tỉnh để học sinh có những trải nghiệm thực tế là cách mà nhiều trường thực hiện. Ở Trường TH&THCS số 1 Y Can, huyện Trấn Yên, việc tổ chức chương trình lớp học không biên giới trên nền tảng 4.0 theo định hướng giáo dục mới của trương trình giáo dục phổ thông 2018 với bộ môn Hoạt động trải nghiệm và Lịch sử địa phương lớp 6.

Chương trình lớp học được kết nối 3 điểm cầu: Bảo tàng tỉnh Yên Bái, Di tích lịch sử đình Yên Lương, Di tích lịch sử miếu Thanh An cùng nét sinh hoạt văn hóa của đồng bào các dân tộc trong xã Y Can đã tạo sự hấp dẫn, mới lạ với không chỉ học sinh mà cả giáo viên.

Công nghệ đã hỗ trợ tốt hơn hoạt động dạy - học trong các nhà trường.

Công nghệ đã hỗ trợ tốt hơn hoạt động dạy - học trong các nhà trường.

Cô giáo Hà Lệ Thủy, giáo viên trực tiếp giảng dạy lớp học đã vui vẻ cho biết: Những giờ học thế này đã trở nên lôi cuốn các em với môn học lịch sử hơn. Ngoài việc giúp học sinh có những hiểu biết về lịch sử dân tộc và địa phương tỉnh Yên Bái, các em còn được giáo dục nhận thức về những giá trị văn hóa cội nguồn của dân tộc mình.

Qua trao đổi với một số em dân tộc Dao đang học tại trường, các em đều cho biết các giờ học trải nghiệm giúp mình hiểu hơn về di tích lịch sử, giá trị văn hóa, kinh tế của địa phương và tự hào về quê hương Y Can đậm bản sắc dân tộc. - Cô Hà Lệ Thủy chia sẻ.

Công nghệ không giới hạn thời gian

Lớp học ngược dòng lịch sử của Trường THCS Quang Trung, Tp Yên Bái không chỉ mang đến một không gian học tập mới lạ, hấp dẫn, kết nối học sinh từ thành thị đến vùng sâu, vùng xa mà còn góp phần đổi mới phương pháp dạy và học, hướng đến giáo dục hội nhập công nghệ 4.0.

Cũng được kết nối từ Bảo tàng tỉnh, tiết học mang chủ đề "Vùng đất Yên Bái từ thời nguyên thủy đến thế kỷ X” trong chương trình giảng dạy giáo dục địa phương môn Lịch sử lớp 6 mới thấy được sự hấp dẫn, thú vị và không khí học tập sôi nổi của thầy và trò; đặc biệt, khi được trực tiếp nhìn thấy những hiện vật và có sự tương tác giữa cô và trò tại các điểm cầu thông qua các câu hỏi và phần trả lời là điều mới mẻ của việc ứng dụng chuyển đổi số trong giờ học này.

Chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ đã đưa học sinh dân tộc ngược dòng lịch sử tại Bảo tàng tỉnh.

Chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ đã đưa học sinh dân tộc ngược dòng lịch sử tại Bảo tàng tỉnh.

Cô giáo Đặng Thu Hà - Hiệu trưởng Trường THCS Quang Trung cho biết: Trong chương trình giáo dục địa phương có bài học về lịch sử của quê hương Yên Bái nên nhà trường đã phối hợp với Bảo tàng tỉnh Yên Bái, để giúp các em học sinh có cái nhìn toàn diện và sinh động về kiến thức trong bài học thông qua những hiện vật được lưu giữ tại Bảo tàng.

Đồng hành cùng với các em trong tiết học, cán bộ thuyết minh của Bảo tàng trong vai cô giáo hướng dẫn bám sát nội dung bài học cung cấp những thông tin quan trọng về lịch sử của vùng đất Yên Bái thời kỳ nguyên thủy, thời kỳ Văn Lang - Âu Lạc, thời kỳ Bắc thuộc tới các em học sinh. Mỗi hiện vật, mỗi hình ảnh và những thông tin là những giáo cụ trực quan sinh động làm bớt đi sự khô cứng, đơn điệu của những bài giảng lịch sử, tạo sự hứng thú cho học sinh.

Được biệt, để tiết học kết nối đạt chất lượng cao, các nhà trường phải nghiên cứu kỹ càng, bố trí phòng học kết nối với hệ thống máy tính và máy chiếu, đường truyền Internet tốc độ cao để đảm bảo hiệu quả giờ dạy. Bằng ứng dụng công nghệ chuyển đổi số, những tiết học ngược dòng lịch sử này đã đem đến sự hứng thú, vui vẻ và hấp dẫn đặc biệt với học sinh của các trường học tham gia.

Em Trần Hương Giang - lớp 7B, Trường THCS Quang Trung cho biết: "Được trải nghiệm thực tế nên em thấy nhanh hiểu, nhanh nhớ bài học và có những cảm nhận không dễ có được khi chỉ học trên sách vở. Giờ học quả thật hết sức thú vị với chúng em nên các bạn đều học tập chăm chỉ, những câu hỏi thú vị từ tiền sử còn tiếp tục được chúng em hỏi và giải đáp sau buổi học".

Đẩy mạnh chuyển đổi số bằng ứng dụng công nghệ thông tin hướng đến nâng cao chất lượng dạy – học được các nhà trường trên địa bàn tỉnh Yên Bái thực hiện thời gian qua đã đem đến những đổi thay hết sức tích cực. Các giờ học đã hấp dẫn hơn với học sinh, tạo sự ham mê học tập cho các em.

Còn với giáo viên, chuyển đổi số là động lực để các thầy cô phải không ngừng nỗ lực đổi mới, sáng tạo, ứng dụng công nghệ để mỗi giờ học trở nên hấp dẫn hơn. Đây chính là động lực cũng là tiền đề để nhà trường tiếp tục có những đổi mới đột phá, khoa học và bài bản, nhằm nâng cao chất lượng dạy và học trong thời kỳ hội nhập. – Nhà giáo Vương Văn Bằng, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Yên Bái.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.