Chuyện điên rồ về trí tuệ nhân tạo Trí tuệ nhân tạo chống... trí tuệ nhân tạo

 GD&TĐ - Công nghệ đang phát triển nhanh chóng và dự đoán ảm đạm nhất về tương lai nhân loại mà khi đó các hệ thống A.I có khả năng tự phát triển một cách mạnh mẽ và đặc biệt.

Chuyện điên rồ về trí tuệ nhân tạo Trí tuệ nhân tạo chống... trí tuệ nhân tạo

Trí tuệ nhân tạo chống... trí tuệ nhân tạo

Công nghệ đang phát triển nhanh chóng và dự đoán ảm đạm nhất về tương lai nhân loại là: Sự tồn tại của chúng ta đang bị đe dọa bởi các trí tuệ nhân tạo giả mạo. Đó không phải là một trí tuệ nhân tạo bất kỳ nào, mà các hệ thống A.I có khả năng tự phát triển một cách mạnh mẽ và đặc biệt.

Năm 2017, các nhà nghiên cứu Australia chỉ mất 5 ngày để phát triển một thiết bị chống A.I, được định hướng để giải quyết một vấn đề mà mọi người đã phải đối mặt, khi trí tuệ nhân tạo “giả vờ” là con người thực sự. Thiết bị mẫu này được thiết kế để người đeo nó sẽ được cảnh báo nếu họ gặp phải kẻ mạo danh là trí tuệ nhân tạo.

Thiết bị này nghiên cứu các giọng nói tổng hợp và rút ra trên Google và phần mềm Tenorflow. Khi được sử dụng, nguyên mẫu thu được tất cả các giọng nói mà nó tiếp nhận được và gửi đến Tensorflow.

Khi phát hiện giọng nói của một con người, thiết bị không làm gì cả. Tuy nhiên, nếu thiết bị phát hiện ra âm thanh được tổng hợp, thì thiết bị này sẽ cảnh báo người đeo một cách “lạnh xương sống”. Những người tạo ra nó xác định rằng “người” mà bạn đang nói chuyện là một trí tuệ nhân tạo vô cùng tinh tế. Thay vì tiếng chuông hay tiếng vo vo, thiết bị sẽ phát ra một yếu tố nhiệt làm mát lạnh gáy của người sử dụng.

Ai-Da

Một robot có tên Ai-Da đang được coi là con cưng của nghệ thuật và có lẽ là nguyên nhân của những khó khăn mà nghệ sĩ khắp nơi đang phải đối mặt. Ai-Da có khả năng tạo ra bức tranh phức tạp, tác phẩm điêu khắc và phác họa. Điều đáng chú ý là cỗ máy đang tự dạy mình các cách sáng tạo ngày càng tinh vi.

“Làm việc” tại Oxford, Ai-Da sáng tác các tác phẩm trừu tượng với phong cách ánh sáng bị phá vỡ đặc biệt đáng chú ý. Trong thực tế, những gì do Ai-Da tạo nên ngang ngửa với tác phẩm của các họa sĩ trừu tượng ưu tú nhất hiện nay.

Bộ máy này cũng có các kỹ năng khác. Ai-Da có thể nói chuyện, đi dạo và cầm cọ vẽ, bút chì. Đây cũng là trí tuệ nhân tạo đầu tiên tổ chức một triển lãm nghệ thuật. Các tác phẩm đã được mô tả là “mang vẻ đẹp ám ảnh” với các chủ đề về chính trị và sự cống hiến của những người nổi tiếng.

Ai-Da được “sinh ra” vào năm 2017. A.I được Aidan Meller, một người chuyên phát hiện, bồi dưỡng, hỗ trợ họa sĩ sáng tác. Để chế tạo robot này, anh đã tiếp cận Công ty chế tạo robot Cornwall và các kỹ sư ở Leeds. Chính các kỹ sư ở Leeds đã thiết kế bàn tay mà trí tuệ nhân tạo này đã sử dụng với độ nhuần nhuyễn để tạo ra các tác phẩm tuyệt vời huyễn hoặc được con người đến vậy.

(Còn tiếp)

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Thử nghiệm sản phẩm găng tay thông minh của nhóm học sinh Trường THCS Lưu Văn Mót. Ảnh: Hà An

Học sinh 'chế' găng tay theo dõi sức khỏe

GD&TĐ - Nhóm học sinh Trường THCS Lưu Văn Mót (Quới Thiện, Vĩnh Long) đã chế tạo găng tay thông minh đo chỉ số nhiệt độ, nhịp tim, nồng độ oxy trong máu... giúp theo dõi sức khỏe người bệnh hiệu quả.

HLV Ancelotti lĩnh án tù

HLV Ancelotti lĩnh án tù

GD&TĐ - Chiến lược gia Carlo Ancelotti bị toà án Tây Ban Nha kết án 12 tháng tù treo vì hành vi trốn thuế thời còn dẫn dắt Real Madrid mùa giải 2013-2014.

Tác giả bài viết vẫn tin rằng, câu thơ “Cái đuôi em quẫy…” trong bài “Đoàn thuyền đánh cá” của nhà thơ Huy Cận phải là “Cá đuôi én quẫy…” thì mới là hay!. Ảnh minh họa: ITN.

Tản mạn chuyện… thẩm thơ

GD&TĐ - Tôi vốn thích đọc những bài bình thơ, những bài “dọn vườn” thơ, mục đích chỉ là để học hỏi và suy ngẫm.