Chuyện bây giờ mới kể

GD&TĐ - Học sinh cấp 1, 2, 3 thường có một khoảng cách lớn với thầy cô nhưng lên đến đại học, thầy và trò đôi khi rất thân thiết. Chúng tôi là những sinh viên Sử nên mỗi năm có đến hơn 1 tháng đi thực tập viết Sử cho một địa phương nào đó, chủ yếu là miền Tây. 

Chuyện bây giờ mới kể

Miền Tây những năm ấy không như bây giờ nên sinh viên toàn gặp cảnh dở khóc dở cười.

Phe “mày râu” thì không mấy khó khăn để hòa nhập nhưng “tóc dài” thì vô cùng gian nan. Buổi sáng đến nơi, cả đoàn được giới thiệu rất trịnh trọng, trong số “Ra sân bay đón đoàn” khối anh nhìn đúng là “nam thanh”. Các em e lệ khúc khích cười. Buổi chiều hỏi cái “vê đúp xê” (nhà vệ sinh) ở đâu thì thấy chỉ ra ao cá.

Trên đó có những chuồng bé tí tẹo, cao chừng nửa mét. Phần lớn “nhịn nhục chờ thời cơ” nhưng cũng có kẻ thấy “chín muồi” rồi đành phải vào chuồng. 

Đang ngồi, mới nghe tiếng rớt là cả chuồng rung lên bần bật, đương sự bám vào cột khóc om sòm vì sợ rớt xuống dưới ấy có lẽ cũng bị xơi tái luôn (người ta nuôi cá mà). Đó là ngày đầu, ngày sau quen rồi, mày quẫy kệ mày, tao ngồi đọc sách như thường. Nhưng bỗng dưng có tiếng chào:

- Hôm nay bọn em ở nhà à?

Nhìn sang, mèn đét ơi, chàng đẹp trai hôm qua chứ ai, chàng ngồi chuồng bên cạnh, cách nhau có vài cái lá dừa nước mục nát, chàng cũng cầm trong tay một tờ giấy đã vò, âu yếm hỏi thăm. Đang ngạc nhiên thì bên ấy cũng có tiếng rớt và cá lại được một dịp. Vậy mà đối tượng có thôi cho đâu, cứ một công đôi việc, chen lẫn giữa những tiếng rơi là cái cười vô tư, trong sáng… đáng yêu. Bạn ơi, làm sao đây, hoàn cảnh quá!

Tôi ấy à? Còn lâu nhé. Chờ đến khuya tôi mới ra. Gió mát, kín đáo,    tự do, đúng là “sướng như quận công”. Xong, tôi về. Không biết sao con đường vào gồm 3 cây dừa nối nhau bỗng mất một cây thành ra “đoạn kiều”. Từ ao vào bờ đâu có gần, đêm khuya có ai mà kêu cứu, không lẽ đứng chịu muỗi đốt, tôi phi thân vào bờ, rơi lại xuống “hỗn hợp” đó. Đúng là trong cả những trường hợp này cũng phải có bạn có bè.

Những ngày đầu chúng tôi vô tư múc nước trong bể xi măng nấu, tắm, rửa rau… Đến khi hết có mấy cô thôn nữ xinh tươi gánh thêm đổ vào. Hôm đó, chúng tôi đi theo nói chuyện cho vui mới biết các cô ra sông múc. 

Đang múc, có cái gì đó màu vàng, nho nhỏ, nửa chìm nửa nổi thong thả trôi đến. Chúng tôi tập trung nhãn lực… đúng rồi, từ trong những cái ao có chuồng mà ra. Hóa ra nó thông vào nhau. Ở đây không có nước máy, có 2 cách hoặc nhịn hoặc uống đi. Thế là uống cả tháng, đứa nào cũng lên vài kí.

Chúng tôi là thanh niên, mọi thứ dễ qua nhưng hai người thầy tôi, thầy Quang và thầy Việt thì hết trúng gió lại đau bụng. Khi thầy Quang trúng gió, Kiều Linh đã cạo cho thầy. Bây giờ nghĩ đến cảnh ấy vẫn còn kinh. 

Thầy nằm úp trên giừơng, áo kéo lên, Linh cầm chai dầu và đồng xu, theo những động tác uyển chuyển của nó là chân thầy giãy loạn xạ, có lẽ đau lắm, thì “thuốc đắng giã tật” mà. Tôi thấy lưng thầy vằn ngang vằn dọc, đúng là có gió. Sau này thầy bảo hôm ấy đau quá và vết đó bây giờ thành sẹo, đâm ra thầy là người trúng gió chuyên nghiệp.

Dù sao thì cũng cạo rồi, ai kiểm tra lại làm gì. Có lần địa phương mời dự liên hoan, chúng tôi bận viết Sử nên thầy Quang đại diện. Khi về nhìn thầy mới thương chứ, mệt mỏi gấp trăm lần, hỏi thì thầy kể: “Họ cho ăn cháo, mấy chén liền, rất ngọt, đến cuối nồi họ lấy dĩa bỏ ra một cục lớn, bảo ưu tiên thầy, đấy là một cái đầu mèo nhe răng trắng ởn”. Thầy Quang chúa sợ mèo nên ốm liệt giường luôn, cứ đến bữa ăn lại rùng mình.

Vâng. Những câu chuyện bi - hài, bây giờ tôi mới kể để tặng cho thầy, cô, các bạn yêu dấu và những tháng ngày đã qua.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Café chủ nhật: Cõi nhớ

GD&TĐ - Nắng đầu Đông yếu ớt hai ngày qua đã phải nhường chỗ cho đợt gió mùa tràn về.

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

GD&TĐ - Theo truyền thống, vào ngày 15/11 âm lịch, các gia đình thường chuẩn bị lễ cúng gia tiên cùng bài văn khấn để nguyện cầu sức khỏe, bình an.