Chuyến bay đầu tiên đưa sinh viên quốc tế tới Australia

GD&TĐ - Sinh viên quốc tế đã đến Australia lần đầu tiên kể từ khi quốc gia này đóng cửa biên giới, nhằm hạn chế Covid-19 lây lan hồi tháng 3.

Sinh viên quốc tế hạ cánh tới Australia.
Sinh viên quốc tế hạ cánh tới Australia.

Việc đóng cửa biên giới vô thời hạn của Australia đã khiến các trường đại học nước này thiệt hại nặng nề. Bởi, sinh viên nước ngoài được coi là nhân tố giúp các tổ chức giáo dục trong nước phát triển.

Mới đây, một chiếc máy bay do Đại học Charles Darwin (CDU) thuê đã đưa 63 sinh viên quốc tế đến thành phố Darwin, thuộc phía Bắc Australia. Động thái này là một phần trong khuôn khổ chương trình thử nghiệm, nhằm khởi động ngành giáo dục đại học.

Các sinh viên quốc tế này đến từ Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam và Indonesia. Họ đã đến Singapore để tiếp tục bay tới Australia và hiện được cách ly 14 ngày theo quy định. Trong một tuyên bố mới đây, CDU cho biết, động thái này là “bước đầu tiên quan trọng trong sự phục hồi của lĩnh vực giáo dục quốc tế ở Australia”.

Giáo dục được xếp vào một trong những ngành lợi nhuận nhất của Australia, với hơn 500.000 sinh viên quốc tế theo học vào năm ngoái. Những người học này đã mang lại khoảng 37 tỷ đô la Australia cho nền kinh tế của “xứ sở kangaroo”.

Tuy nhiên, hồi tháng 6, các trường đại học Australia cho biết, lĩnh vực này có thể thiệt hại 11 tỷ USD do đóng cửa biên giới. Trước bối cảnh khó khăn về tình hình tài chính, nhiều trường đại học Australia tuyên bố sẽ yêu cầu nhân viên nghỉ việc.

Các chính sách hạn chế số lượng người trở về đã khiến hơn 35.000 công dân Australia mắc kẹt ở nước ngoài, dù chính phủ cam kết sẽ đưa họ về nước vào dịp Giáng sinh. Tới nay, hàng loạt sinh viên quốc tế vẫn mắc kẹt ở Australia. Thậm chí, không ít người học phải dựa vào các tổ chức từ thiện để nhận thực phẩm, sau khi bị loại khỏi gói hỗ trợ.

Theo CNA

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Cảnh giác với dòng rip

GD&TĐ - Dòng rip là luồng nước mạnh chảy vuông góc từ bờ ra biển. Hiểu nôm na, đó là một dòng nước chảy xiết nhưng bằng mắt thường rất khó phát hiện.
Học sinh Trường THPT Đức Hợp (Kim Động, Hưng Yên) tham gia trò chơi tại chương trình “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” năm 2024. Ảnh: TG

Cách làm mới hỗ trợ khởi nghiệp từ THPT

GD&TĐ - “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” là cách làm mới mà nhiều địa phương đã và đang kết hợp với cơ sở GD đại học nhằm hỗ trợ học sinh THPT khởi nghiệp...
Ảnh minh họa.

Cân nhắc khi học trung cấp y

GD&TĐ - Bộ Y tế thông báo không cấp giấy phép hành nghề đối với y sĩ trình độ trung cấp sau ngày 31/12/2026.
Học sinh lớp 1 Trường Tiểu học Võ Trường Toản (quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ). Ảnh NTCC

Hiểu đúng về giai đoạn tiền Tiểu học

GD&TĐ - Nhiều gia đình tìm các lớp học tiền tiểu học nhằm học trước kiến thức mà quên việc quan trọng là trang bị tâm thế, kỹ năng để bắt nhịp với cấp học mới.
Thực phẩm chống đột quỵ giả được bày bán trong cửa hàng nằm bên trong siêu thị Coopmart Thanh Hóa.

Ai chịu trách nhiệm?

GD&TĐ - Công an TP Thanh Hóa vừa phát hiện bắt giữ nhiều sản phẩm là thuốc chống đột quỵ giả bày bán trong siêu thị Coopmart Thanh Hóa.
Hệ thống HIMARS của Ukraine sẽ được sử dụng để phóng ATACMS.

Canh bạc nguy hiểm với ATACMS

GD&TĐ - Theo chuyên gia quân sự kỳ cựu Nga, Andrey Koshkin, hệ thống phòng thủ nhiều tầng của Moscow luôn sẵn sàng đánh chặn mọi tên lửa, kể cả ATACMS tầm xa.
Xe tăng rùa với thiết bị gây nhiễu đặc biệt.

Clip UAV FPV chịu thua xe tăng rùa

GD&TĐ - Máy bay không người lái kamikaze góc nhìn thứ nhất (FPV) của Ukraine đã không hiệu quả khi tấn công những xe tăng rùa của Nga trên chiến trường.