Chương trình mua khí đốt châu Âu giúp nhiên liệu Nga tràn qua cửa ngách

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Liên minh châu Âu (EU) đang tìm cách biến cơ chế mua chung khí đốt tự nhiên tạm thời của mình trở thành vĩnh viễn.

Chương trình mua khí đốt châu Âu giúp nhiên liệu Nga tràn qua cửa ngách

Theo các chuyên gia phân tích của tờ Politico, chương trình trên tồn tại một lỗ hổng, có thể cho phép và mở rộng nhập khẩu khí đốt từ Nga, làm suy yếu ý tưởng phía sau toàn bộ kế hoạch.

Tại cuộc họp của các đại sứ EU hôm 22/9/2023, tổ chức đã nhất trí rằng nên bịt lỗ hổng pháp lý và ngăn Nga tiếp cận chương trình mua sắm chung khí đốt thông qua "cửa sau".

Điều này đã được thông báo bởi hai nhà ngoại giao giấu tên từ hai quốc gia EU trong cuộc nói chuyện thẳng thắn.

Cơ chế giao dịch nói trên có hiệu lực vào tháng 4 và hết hạn vào tháng 12. Những nỗ lực của EU nhằm hạn chế việc tăng giá bằng cách tận dụng sức mua chung của khách hàng EU, cũng như điều chỉnh lợi ích của cả hai bên trong các thương vụ.

Quan trọng nhất, cơ chế này loại trừ Moskva bằng cách cấm mua hàng tại các cơ sở hạ tầng đầu mối trung chuyển vào EU có thể được Nga sử dụng để xuất khẩu khí đốt theo đường ống.

Khí đốt Nga theo nhận xét vẫn sẽ tìm được còn đường xuất khẩu vào EU.

Khí đốt Nga theo nhận xét vẫn sẽ tìm được còn đường xuất khẩu vào EU.

Nhưng theo dự thảo ban đầu, đề xuất về một kế hoạch lâu dài mới, không bao gồm bất kỳ điều khoản nào đề cập đến các điểm nhập khẩu bị cấm.

Thay vào đó EU chọn một cơ chế nhẹ nhàng hơn, cho phép Ủy ban Châu Âu (EC) được tạm thời nhập khẩu khí đốt tự nhiên từ Liên bang Nga hoặc Belarus trong một khoảng thời gian cố định, nhằm “bảo vệ lợi ích an ninh cơ bản của các nước EU”.

Chuyên gia Aura Sabadus - nhà phân tích cấp cao của công ty nghiên cứu ICIS cho biết, sự thay đổi này mang lại cho người Nga “cánh cửa sau”, bởi khí đốt của họ sẽ thực sự trở thành một mặt hàng trao đổi lâu dài với EU, Moskva sẽ có tư cách là bên tham gia chương trình mua sắm chung.

Rủi ro lớn nhất không nhất thiết là các công ty Nga sẽ trực tiếp tham gia chương trình mua chung khí đốt, mà họ hoàn toàn có thể làm như vậy thông qua một nước thứ ba.

Ví dụ điển hình là Ankara, khi công ty năng lượng nhà nước Botaş có thể mua khí đốt từ Nga thông qua đường ống dẫn dưới biển thuộc dự án Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ rồi cung cấp cho EU.

Khí đốt Nga gần như không thể chen chân vào thị trường EU sau khi đường ống Nord Stream bị phá hủy.

Theo Politico

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Trường TH&THCS thị trấn Mường Lát (Thanh Hóa) được đầu tư xây dựng khang trang. (Ảnh: Thế Lượng)

Hai 'bông hoa' ở trường vùng biên xứ Thanh

GD&TĐ - Hai nữ sinh Trường TH&THCS thị trấn Mường Lát (Thanh Hóa) đã vượt khó, nỗ lực phấn đấu khi đoạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh môn Lịch sử và Ngữ văn.