Chứng sa sút trí tuệ có ngăn ngừa được không?

Chứng sa sút trí tuệ (SSTT) là một thuật ngữ rộng, có nghĩa là sự suy giảm chức năng não. Nó có thể ảnh hưởng tới các quy trình suy nghĩ, phán đoán, lý luận, trí nhớ, truyền thông và hành vi của người mắc.

Chứng sa sút trí tuệ có ngăn ngừa được không?

Chứng sa sút trí tuệ (SSTT) là một thuật ngữ rộng, có nghĩa là sự suy giảm chức năng não. Nó có thể ảnh hưởng tới các quy trình suy nghĩ, phán đoán, lý luận, trí nhớ, truyền thông và hành vi của người mắc.

Sự khác biệt giữa bệnh Alzheimer và chứng SSTT?

Chứng SSTT là một thể bệnh rộng, trong khi bệnh Alzheimer là một loại bệnh cụ thể và là nguyên nhân phổ biến nhất của chứng SSTT.

Các thuật ngữ này đôi khi được sử dụng thay thế cho nhau, nhưng cần biết là có nhiều loại bệnh khác nhau là nguyên nhân gây ra chứng SSTT. Các loại bệnh mất trí nhớ khác bao gồm bệnh Huntington, thoái hóa tế bào thần kinh thùy trán (còn gọi là SSTT thái dương), chứng mất trí Lewy, bệnh mạch máu, bệnh Creutzfeldt-Jakob và chứng mất trí do Parkinson.

Các triệu chứng của chứng SSTT

Chứng SSTT có thể xuất hiện như mất trí nhớ (thường là ngắn hạn), khó tìm đúng từ ngữ để thể hiện, sự suy xét kém, chậm chạp hoặc thay đổi hành vi và cảm xúc. Chức năng điều hành, chẳng hạn như lập kế hoạch hoặc thực hiện nhiều bước để hoàn thành nhiệm vụ - có thể trở nên khó khăn và định hướng cho thời gian hoặc địa điểm có thể bị suy giảm.

Chứng mất trí thường tiến triển dần dần, có nghĩa là chức năng sẽ suy giảm theo thời gian. Tuy nhiên, điều này thay đổi đáng kể phụ thuộc vào tình trạng, nguyên nhân nào gây ra chứng SSTT.

Chung sa sut tri tue co ngan ngua duoc khong? - Anh 1

Người cao tuổi chơi cờ hàng ngày cũng là cách giúp giảm nguy cơ sa sút trí tuệ.

Nguyên nhân gây ra chứng SSTT?

Chứng SSTT là hậu quả của tổn thương não và liên quan đến một số bệnh thần kinh khác nhau có ảnh hưởng đến nhận thức như bệnh Alzheimer, bệnh Parkinson, đột quỵ, bệnh cơ Lewy và chứng thoái hóa tế bào thần kinh thùy trán. Mỗi bệnh đều có nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ nhất định, bao gồm lối sống và di truyền học. Nguy cơ phát triển bệnh SSTT tăng lên theo tuổi tác, nhưng đó không phải là hậu quả của lão hóa. Khoảng một nửa số người trên 85 tuổi bị bệnh Alzheimer, nguyên nhân phổ biến nhất của chứng SSTT.

Chẩn đoán bệnh SSTT

Nếu bạn nghi ngờ ai đó như người thân, bạn bè mắc bệnh SSTT, điều trước tiên hãy tới bác sĩ chuyên khoa tâm thần kinh để được khám và đánh giá. Đôi khi, nguyên nhân có thể chỉ đơn giản và có thể khắc phục như điều chỉnh, kiểm soát huyết áp, dùng thuốc bổ sung trong trường hợp thiếu vitamin B 12 có thể gây nhầm lẫn với bệnh mất trí nhớ. Vì thế khám toàn diện là điều cần thiết để xác định nguyên nhân có thể khắc phục hay không, cũng như vạch ra kế hoạch điều trị.

Điều trị chứng SSTT

Điều trị chứng SSTT có nhiều cách. Các loại thuốc được chấp thuận đặc biệt để điều trị bệnh Alzheimer thường được kê toa để điều trị các chứng bệnh SSTT khác. Mặc dù có một số báo cáo khoa học cho biết hiệu quả do thuốc không cao, nhưng có những báo cáo khác cho rằng những thuốc hiện nay thầy thuốc thường kê cho người mắc chứng SSTT tạm thời cải thiện chức năng nhận thức và làm chậm sự tiến triển của chứng SSTT. Vì thế, thuốc vẫn là một trong những biện pháp điều trị căn bệnh này.

Các biện pháp khác để đáp ứng với những thay đổi về nhận thức và hành vi bao gồm: từ bỏ thói quen hàng ngày sử dụng các chất gây nghiện như ma túy, thuốc lá, rượu, cà phê; thay đổi cách chăm sóc phù hợp với người mắc chứng SSTT và đặc biệt chú ý đến thái độ của người thân đối với người bệnh - thương yêu, chăm sóc, gần gũi, thường xuyên tiếp xúc... là cách mà người thân có thể giúp đỡ người mắc chứng SSTT, đảm bảo chất lượng sống của người bệnh cũng như giúp làm chậm lại quá trình phát triển của bệnh.

Phòng ngừa chứng SSTT

Không có cách nào để ngăn ngừa chứng SSTT, nhưng nghiên cứu cho thấy những biện pháp như duy trì hoạt động của não (luôn hoạt động trí não như không ngừng học tập, nghiên cứu, đọc sách báo, chơi các trò chơi cần vận động trí não...), tập thể dục thường xuyên và xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer và các chứng mất trí khác.

Theo SK&ĐS

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa: Vietpink

Diệu kỳ Điện Biên

GD&TĐ - Có thể nói trong chiến dịch Điện Biên Phủ, những đường chiến hào vây, đánh lấn đã trở thành kỳ tích huyền thoại.