Chuẩn là căn cứ quan trọng để nâng cao năng lực đội ngũ nhà giáo

GD&TĐ - Chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông và chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông là bộ công cụ quan trọng, đo năng lực để xác định nhu cầu bồi dưỡng thực sự của đội ngũ, đồng thời là căn cứ quan trọng để xây dựng các chương trình bồi dưỡng thường xuyên.

Ảnh minh hoạ/ Internet
Ảnh minh hoạ/ Internet

Đó là một trong nhiều nội dung được chia sẻ tại buổi Tập huấn triển khai Thông tư số 14/2018/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc ban hành chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông và Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc ban hành chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông tại Hải Phòng.

Sử dụng chuẩn không phải để đánh giá thi đua

Tại buổi tập huấn, PGS.TS Đặng Thị Thanh Huyền, đại diện nhóm nghiên cứu, xây dựng chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông giải thích rõ, “điều quan trọng là cách tiếp cận và sử dụng chuẩn sao cho đúng tinh thần và mục tiêu của chuẩn”.

Theo bà Huyền, chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông và chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông ban hành nhằm giúp đỡ, hỗ trợ giáo viên/hiệu trưởng trong phát triển chuyên môn, nghiệp vụ/công tác quản lý nhà trường chứ không phải để đánh giá thi đua hay loại những người không đạt chuẩn.

Mục tiêu là tìm ra những năng lực còn thiếu/yếu, cần bồi dưỡng để mỗi GV, CBQLCSGDPT tự tìm hiểu, tự học, tự bồi dưỡng nâng cao phẩm chất năng lực bản thân. Nguyên tắc tiếp cận, những điểm mới của hai chuẩn vừa ban hành chính là ở điểm này, chứ không phải để đánh giá thi đua. Điểm khác biệt cơ bản nhất của chuẩn mới so với những lần trước chính là ở chỗ đó.

Từ việc đánh giá thực trạng đội ngũ theo chuẩn, Bộ Giáo dục và Đào tạo, các địa phương sẽ tạo cơ hội phát triển cho đội ngũ bằng một mạng lưới học tập mà Chương trình ETEP đang triển khai với nguồn học liệu mở, trên nền tảng công nghệ thông tin.

Hình ảnh tại buổi tập huấnHình ảnh tại buổi tập huấn

Chương trình ETEP đang xây dựng hệ thống quản lý, bồi dưỡng trực tuyến (LMS-TEMIS) và chương trình bồi dưỡng thường xuyên cho GV, CBQLCSGDPT được kết nối với hệ thống LMS-TEMIS, hình thành mạng lưới hỗ trợ hoạt động tự bồi dưỡng, phát triển năng lực nghề nghiệp cho giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông trên toàn quốc, với quan điểm: bồi dưỡng thường xuyên, liên tục, ngay tại chỗ.

Mạng lưới này có sự tham gia của 8 trường Đại học Sư phạm/Học viện Quản lý Giáo dục, kết hợp với 63 tỉnh thành trong cả nước. Mỗi địa phương sẽ xây dựng một mạng lưới GV, CBQLCSGDPT cốt cán. Mỗi cụm từ 6-7 trường có 1 cán bộ quản lý cốt cán.

Mỗi trường có một giáo viên cốt cán. Mạng lưới này với sự hỗ trợ của các chuyên gia hàng đầu ở 8 trường Đại học Sư phạm/Học viện Quản lý Giáo dục, hỗ trợ liên tục cho các thầy cô bằng hệ thống bồi dưỡng qua mạng internet. Bất kỳ hiệu trưởng/giáo viên nào đặt câu hỏi sẽ có những người trong mạng lưới sẵn sàng chia sẻ, hỗ trợ.

Chuẩn là căn cứ quan trọng để phát triển các chương trình bồi dưỡng thường xuyên

Các chuyên gia Đặng Thị Thanh Huyền, Tôn Quang Cường đều cho rằng, chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông và chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông là bộ công cụ quan trọng, đo năng lực để xác định nhu cầu bồi dưỡng thực sự của đội ngũ, đồng thời là căn cứ quan trọng để xây dựng các chương trình bồi dưỡng thường xuyên.

Soi vào chuẩn, GV/CBQLCSGDPT tự thấy mình cần tăng cường năng lực nào, học nội dung gì, đăng ký các khoá học cụ thể nào trong các chương trình bồi dưỡng thường xuyên GV và CBQLGD được Bộ GD&ĐT ban hành.

Từ góc độ đó, có thể nói Thông tư số 14/2018/TT-BGDĐT ban hành chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông và Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT ban hành chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông là một trong những giải pháp để phát triển chất lượng đội ngũ nhà giáo, khẳng định vai trò quyết định của đội ngũ nhà giáo trong việc nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông nói riêng và đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nói chung.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Mùa hoa cải thường rơi vào khoảng giữa tháng 11 đến tháng 12…

Rực rỡ hoa cải vàng khoe sắc bên sông

GD&TĐ - Mùa này, những cánh đồng cải vàng ven dòng sông Đuống, ở các thôn: Chi Đông, Chi Nam, Gia Lâm (xã Lệ Chi, Gia Lâm, Hà Nội), đang bung nở rực rỡ.

Prompt đang trở thành một nghề mới trong lĩnh vực AI. Ảnh: Jakub Jirsak/Law.

Bình dân học vụ AI

GD&TĐ - Với mong muốn ‘Bình dân học vụ AI, phổ cập AI’, Trường Công nghệ Thông tin và Truyền thông tổ chức khóa đào tạo ngắn hạn về Prompt Engineering.