Chuẩn bị cho Kỳ thi THPT quốc gia: Giáo viên “bật mí” cách “ăn” điểm môn Ngữ văn

GD&TĐ - Thấu hiểu sự lo lắng của HS lớp 12 trước Kỳ thi THPT quốc gia đang cận kề, qua Báo GD&TĐ, TS Trịnh Thu Tuyết (Giáo viên Ngữ văn, Trường THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội) đã chia sẻ những “bí quyết” làm bài thi môn Ngữ văn để “ăn” điểm nhiều nhất.

Ôn thi tại lớp. Ảnh: Đỗ Thanh Tùng
Ôn thi tại lớp. Ảnh: Đỗ Thanh Tùng

Thí sinh cần xác định đúng mức độ yêu cầu của 4 câu hỏi “Đọc hiểu” để trả lời phù hợp: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Tránh dài dòng câu nhận biết, hoặc sơ sài câu thông hiểu, vận dụng...

Tuyệt đối không viết đoạn văn nghị luận xã hội (NLXH) thành bài văn thu nhỏ với sự triển khai hệ thống ý của cả vấn đề nghị luận. Cần xác định bình diện nội dung hẹp của vấn đề nghị luận để tập trung duy nhất bình diện ấy, không sa đà, lan man.

Hướng ra đề mở đòi hỏi cao ở tư duy thí sinh, các em phải thoát ly cách học vẹt, học tủ, học văn mẫu, luôn tự tin vào khả năng xác định và giải quyết vấn đề của mình sau khi đã được nghe giảng, đã tiếp nhận những giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm, làm chủ kiến thức, nắm chắc kỹ năng phương pháp, đưa ra những cách nhìn riêng, chân thực của chính mình và khẳng định nó bằng sự kiến giải thuyết phục nhất.

 
TS Trịnh Thu Tuyết

Câu nghị luận văn học (NLVH) cần giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm và vấn đề nghị luận trước khi triển khai hệ thống ý nghị luận. Theo mô hình đề tham khảo của Bộ năm nay, câu NLVH có thể đi vào phân tích các chi tiết nhỏ của tác phẩm để làm hiện hữu một vấn đề của nội dung tác phẩm.

Cần tránh hai xu hướng: Hoặc hòa tan hai/ba chi tiết được yêu cầu phân tích trong cả hệ thống chi tiết toàn bài, khiến bài luận không thực hiện được yêu cầu của đề; hoặc cắt rời hai/ ba chi tiết đó, phân tích độc lập, không hề kết nối với hệ thống chi tiết của tác phẩm. Làm như thế bài làm của các em sẽ không thể phát triển được ý; sự phân tích sẽ rất sơ sài và thậm chí sai lệch với chủ đề tác phẩm.

Thảo luận nhóm. Ảnh: Đỗ Thanh Tùng
Thảo luận nhóm. Ảnh: Đỗ Thanh Tùng 

Các em cần xác định vị trí của chi tiết với một nội dung nào đó của tác phẩm, phân tích chi tiết như hệ quả của hệ thống chi tiết liên quan, vừa không tách rời, vừa không hòa tan; chi tiết nhỏ sẽ được hiện ra trong tầm vóc lớn góp phần thể hiện một giá trị nội dung nào đó của tác phẩm.

Bất cứ câu hỏi nào trong đề cũng có thể đưa ra những yêu cầu trả lời theo hướng mở, điều đó phù hợp với tính khoa học của bộ môn, khi mỗi vấn đề đều có thể nhìn nhận đánh giá ở nhiều góc độ khác nhau. Tính chất mở của các câu hỏi cũng thể hiện sự tôn trọng tư duy độc lập sáng tạo của học trò, tạo hứng thú cho thí sinh khi làm bài.

Tuy nhiên, hướng ra đề mở đòi hỏi cao ở tư duy thí sinh. Các em phải thoát ly cách học vẹt, học tủ, học văn mẫu, luôn tự tin vào khả năng xác định và giải quyết vấn đề của mình sau khi đã được nghe giảng, đã tiếp nhận những giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm, làm chủ kiến thức, nắm chắc kỹ năng phương pháp, đưa ra những cách nhìn riêng, chân thực của chính mình và khẳng định nó bằng sự kiến giải thuyết phục nhất.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Học sinh đội nắng ra về sau buổi thi đánh giá năng lực ở Đại học Quốc gia TP HCM ngày 7/4. Ảnh minh họa: VNUHCM

'Hạ nhiệt' cho sĩ tử

GD&TĐ - Nắng nóng kéo dài những ngày qua đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập của học sinh các địa phương.
Đối tượng Nguyễn Minh Trường thời điểm bị bắt giữ và tang vật.

Triệt phá 'lô cốt' ma túy

GD&TĐ - “Bà trùm” chia nhỏ ma túy, giao cho “chân rết” là những “quái xế” vận chuyển bằng xe máy với tốc độ cao nhằm hạn chế giám sát của lực lượng chức năng.