Chữa trào ngược dạ dày bằng nghệ liệu có hiệu quả?

GD&TĐ - Củ nghệ không chỉ giàu chất chống oxy hoá mà còn chứa nhiều chất chống viêm. Nhiều người còn cho rằng có thể chữa trào ngược dạ dày bằng nghệ, điều này liệu có thật sự đúng?

Chữa trào ngược dạ dày bằng nghệ liệu có hiệu quả?
Chữa trào ngược dạ dày bằng nghệ liệu có hiệu quả? - 1

Từ xưa đến nay, củ nghệ được dân gian coi là một bài thuốc tuy rẻ và dễ kiếm nhưng tác dụng thì vô cùng đáng ngạc nhiên, đặc biệt là với khả năng chữa các bệnh liên quan đến đường tiêu hoá như đau dạ dày, khó tiêu. Mặc dù có rất ít thử nghiệm lâm sàng chứng minh rằng trào ngược dạ dày có thể được chữa bằng nghệ, nhưng thực tế cho thấy nghệ hoàn toàn có khả năng này.

Nghệ có những lợi ích gì?

Củ nghệ không chỉ giàu chất chống oxy hoá mà còn chứa nhiều chất chống viêm. Trong y học cổ truyền Trung Quốc, nghệ được sử dụng rất phổ biến để điều hoà kinh nguyệt và giảm đau khớp, đồng thời có khả năng cải thiện tiêu hoá và chức năng gan.

Ngày nay, củ nghệ đã được công nhận là có tác dụng hỗ trợ điều trị ợ nóng và viêm loét dạ dày. Thành phần hoạt chất của củ nghệ được gọi là curcumin. Nó được cho là chịu trách nhiệm cho hầu hết các lợi ích về mặt sức khỏe nghệ đem lại. Curcumin là chất chống oxy hoá polyphenol, được cho rằng có khả năng kháng vi rút, kháng khuẩn và khả năng chống ung thư mạnh.

Ngoài ra theo một số quan điểm, nó còn được xem như phương thuốc chữa trào ngược dạ dày. Vậy liệu có thể chữa trào ngược dạ dày bằng nghệ?

Chữa trào ngược dạ dày bằng nghệ liệu có hiệu quả? - 2

Chữa trào ngược dạ dày bằng nghệ

Nhìn chung, không có đủ bằng chứng để chứng tỏ việc sử dụng nghệ có thể chữa được nhiều bệnh. Tuy nhiên nghệ thật sự có thể giúp giảm các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày.

Năm 2017, một nghiên cứu đã được tiến hành và chứng minh rằng trào ngược axit và bệnh trào ngược dạ dày thực quản có thể da viêm và oxy hoá. Nghiên cứu cũng cho thấy căn bệnh này cần được điều trị bằng các chất oxy hoá và chống viêm

Chiết xuất curcumin chứa cả chất chống oxy hoá và chống viêm, do đó khả năng giảm trào ngược dạ dày của nghệ co hơn hẳn. Bạn có thể sấy khô thân và rễ của nghệ, nghiền thành bột. Từ bột đó có thể pha với nước hoặc thêm vào các món ăn để hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày.

Tuy vậy, cơ thể con người lại có khả năng hấp thụ các dưỡng chất trong nghệ, đặc biệt là curcumin vô cùng kém. Dù các nhà khoa học đã cố gắng tìm ra phương pháp hỗ trợ hấp thu dưỡng chất của cơ thể, nhưng kết quả vẫn không khả quan.

Dù vậy bạn vẫn có thể kết hợp nghệ với tiêu đen vì trong tiêu đen có piperine giúp tăng việc hấp thụ các chất từ nghệ. Tóm lại chữa trào ngược dạ dày bằng nghệ là việc vẫn còn đang cần tìm hiểu thêm nhưng chắc chắn nó có thể giúp giảm bớt các triệu chứng.

Rủi ro khi chữa trào ngược dạ dày bằng nghệ?

Nghệ đồng thời có chứa chất làm loãng máu, bên cạnh những dưỡng chất bổ dưỡng. Vậy nên, nếu bạn đang dùng thuốc chống đông máu hoặc đang chuẩn bị phẫu thuật, hãy giảm hoặc tạm ngưng tiêu thụ củ nghệ. Nghệ đồng thời cũng có thể làm giảm lượng đường trong máu và giảm huyết áp.

Một số người cũng cho rằng nghệ làm trào ngược dạ dày nặng hơn. Điều này có thể xuất phát từ đặc tính cay nóng của  nghệ. Dùng nghệ trong thời gian dài hoặc liều lượng cao có thể làm tăng nguy cơ tiêu chảy, buồn nôn.

Phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú không nên sử dụng quá nhiều chất từ nghệ.

Nghệ cũng như các thành phần từ thiên nhiên khác đều có khả năng gây dị ứng. Nếu bạn gặp các triệu chứng như phát ban, nhịp tim nhanh, hoặc khó thở sau khi ăn nghệ, bạn nên ngừng sử dụng. Nếu các triệu chứng nghiêm trọng, hãy tìm đến cơ sở y tế.

Chữa trào ngược dạ dày bằng nghệ liệu có hiệu quả? - 3

Những phương pháp hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày

Tóm lại việc chữa trào ngược dạ dày bằng nghệ vẫn chưa có bằng chứng khoa học chính xác nhất. Bạn có thể hỗ trợ việc chữa bệnh bằng cách thay đổi thói quen sống.

- Ăn các bữa nhỏ;

- Không nằm sau khi ăn;

- Nằm ngửa khi ngủ;

- Bỏ hút thuốc;

- Tránh mặc quần áo quá bó;

- Nếu thừa cân, hãy cân nhắc tập luyện và có chế độ ăn giảm cân, tăng cường sức khoẻ;

- Hạn chế ăn thực phẩm cay, nhiều axit và đồ ăn gây béo phì.

Nếu các biện pháp trên không giảm các triệu chứng, hãy gặp bác sĩ để được kê một số thuốc như thuốc giảm đau, thuốc ức chế bơm proton, hoặc thuốc chẹn H2. Kết quả tệ nhất sẽ là thực hiện phẫu thuật.

Theo Khám Phá

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Gió mạnh trong cơn bão gây đổ cây, tốc mái.

Khi nào bão thành 'thảm họa'?

GD&TĐ - Có nhiều nguyên nhân khiến một cơn bão trở nên nguy hiểm và gia tăng mức độ gây thiệt hại lên đời sống của con người.

Minh họa/INT

Không thể vì không quản lý được thì cấm!

GD&TĐ - Tình trạng quản không được hoặc khó quản là cấm và cấm được coi là giải pháp nhanh và hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề là thực tế đang tồn tại...