Tiến sĩ Võ Văn Chi có nhiều năm nghiên cứu về cây thuốc cho biết rau cần cây có tên khoa học là Apium graveolens L., thuộc họ hoa tán Apiaceae.
Đây là loài cây thảo sống từ một đến 2 năm. Thân mọc đứng, cao khoảng một m, có rãnh dọc. Lá ở gốc có cuống, xẻ 3 thùy hình tam giác, các lá giữa và lá ở ngọn không có cuống, chia 3 thùy, xẻ làm 3 hoặc không. Hoa màu trắng hay xanh lục, xếp thành tán.
Cần tây có nguồn gốc ở bờ biển Đại Tây Dương và Địa Trung Hải. Cây cũng được trồng từ lâu đời ở các nước phương Tây và được nhập vào nước ta trồng làm rau ăn, phân bố khắp các tỉnh thành.
Đông y dùng toàn thân cần tây để làm thuốc. Loài thực vật này có vị ngọt, đắng, tính mát, tác dụng bình can thanh nhiệt, khư phong lợi thấp.
Các tài liệu y học cổ truyền chỉ dẫn uống nước cốt cần tâygiúp chữa suy nhược cơ thể do làm việt quá sức, suy thượng thận, tiêu hóa kém, trạng thái thần kinh dễ bị kích thích, mất khoáng chất (ho lao), tràng nhạc, sốt gián cách, thấp khớp, thông phong, sỏi niệu đạo, sỏi thận, bệnh phổi, đau gan vàng da, chứng béo phì, thừa máu.
Dùng ngoài trị vết thương, mụn nhọt, ung thư nứt nẻ. Ở Trung Quốc, thân cây dùng để trị cao huyết áp, rễ chữa viêm khí quản và ho do phong hàn.
Cần tây được chứng minh có tác dụng chống hoạt huyết, lợi tiêu hóa, kích thích tuyến thượng thận, giải nhiệt, chống lỵ, lợi tiểu, điều khí và dẫn mật, chống thấp khớp và kháng khuẩn, làm liền sẹo. Tiến sĩ Võ Văn Chi giới thiệu một số bài thuốc từ rau cần tây như sau:
Tiểu đường:
Dùng 500 g rau cần tươi, rửa sạch rau cần, giã nát, cho thêm nước sôi để nguội vào khuấy đều rồi lọc chiết lấy nước cốt. Mỗi ngày uống 2 lần, dùng liên tiếp nhiều ngày sẽ thấy đường huyết giảm.
Cao huyết áp:
Rễ cần tây 60 g (hoặc 500 g rau cần tươi), khổ hoa 90 g, cho vào nồi nấu nước uống. Nếu không có khổ hoa thì dùng riêng rau cần tây. Cũng có thể ăn rau cần tây, uống nước hạt, dùng kèm với rau muống, muồng sao và hoa hòe sao hoặc cây dừa cạn và hoa đại thay chè.