Chủ tịch nước tiếp các tập đoàn và doanh nghiệp Nhật Bản

GD&TĐ - Trưa ngày 30/5, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã có cuộc gặp gỡ, đối thoại với các chủ tịch tập đoàn lớn là thành viên của Liên đoàn Kinh tế Nhật Bản (Keidanren), Phòng Thương mại công nghiệp Nhật Bản (JCCI) và một số tổ chức kinh tế lớn của Nhật Bản.

Chủ tịch nước Trần Đại Quang phát biểu tại buổi tiếp các tập đoàn kinh tế Nhật Bản. Ảnh: Theo Chinhphu.vn
Chủ tịch nước Trần Đại Quang phát biểu tại buổi tiếp các tập đoàn kinh tế Nhật Bản. Ảnh: Theo Chinhphu.vn

Phát biểu tại cuộc gặp gỡ, Chủ tịch nước cho biết chuyến thăm chính thức cấp Nhà nước tới Nhật Bản lần này diễn ra đúng vào dịp hai nước đang thiết thực kỷ niệm 45 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao; các hoạt động tiếp xúc, gặp gỡ lãnh đạo các tập đoàn hàng đầu của Nhật Bản, là thành viên của Keidanren để cùng trao đổi về những giải pháp, chia sẻ những ý tưởng xây dựng không gian hợp tác kinh tế mới giữa hai nước hiệu quả hơn nữa là những hoạt động thiết thực nhằm thắt chặt quan hệ kinh tế, thúc đẩy giao lưu kết nối doanh nghiệp hai nước, góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam-Nhật Bản có bước phát triển mới.

Tại cuộc gặp, Chủ tịch Keidanren và Chủ tịch Tập đoàn Mitsubishi Chemical đều bày tỏ vui mừng lần đầu tiên được đón Chủ tịch nước Trần Đại Quang thăm Nhật Bản trong không khí sôi nổi kỷ niệm 45 năm quan hệ Việt Nam-Nhật Bản; đánh giá cao vai trò quan trọng của Việt Nam đối với các doanh nghiệp Nhật Bản, bày tỏ tin tưởng quan hệ chính trị tốt đẹp giúp thúc đẩy hợp tác thương mại, đầu tư ngày càng phát triển, hỗ trợ Việt Nam trong nhiều lĩnh vực, nhất là xây dựng kết cấu hạ tầng, công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ… Các doanh nghiệp Nhật Bản đánh giá cao Việt Nam tích cực tham gia các hiệp định liên kết kinh tế như RCEP, CPTPP; cho rằng Sáng kiến chung Nhật-Việt sẽ đem lại nhiều kết quả thiết thực.

Chủ tịch nước cho biết Việt Nam đang phấn đấu duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2016-2020 với GDP bình quân 6,5-7%/năm, tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, phát triển bền vững gắn với bảo vệ môi trường, giữ vị thế là quốc gia năng động, điểm đến đầu tư hấp dẫn trong khu vực ASEAN và tham gia sâu hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu. Việt Nam luôn trân trọng những ý kiến đóng góp quý báu và sự hợp tác chặt chẽ từ Keidanren thông qua Đối thoại Sáng kiến chung Việt Nam-Nhật Bản. Đây là kênh quan trọng trong quá trình hoàn thiện chính sách, pháp luật của Việt Nam; góp phần quan trọng vào việc cải thiện môi trường đầu tư, thúc đẩy việc thu hút thêm các nguồn vốn đầu tư nước ngoài có chất lượng vào Việt Nam, trong đó đặc biệt là đầu tư từ Nhật Bản.

Nhân dịp tháp tùng Chủ tịch nước Trần Đại Quang thăm cấp Nhà nước tới Nhật Bản, ngày 30/5, tại trụ sở Bộ ngoại giao Nhật Bản, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã hội đàm với Bộ trưởng ngoại giao Nhật Bản Taro Kono.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản. Ảnh: BNG
 Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản. Ảnh: BNG

Tại hội đàm, hai bên bày tỏ vui mừng trước sự phát triển nhanh chóng và thực chất của quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam-Nhật Bản trong thời gian qua với sự tin cậy cao về chính trị; cùng khẳng định chuyến thăm cấp Nhà nước tới Nhật Bản của Chủ tịch nước Trần Đại Quang là sự kiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong dịp kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Nhật Bản, góp phần thúc đẩy quan hệ Việt Nam-Nhật Bản phát triển thực chất và hiệu quả hơn nữa trong thời gian tới; nhất trí tăng cường phối hợp giữa Bộ Ngoại giao hai nước để tổ chức thành công các hoạt động kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao trong năm 2018.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cảm ơn Bộ trưởng Kono và Bộ Ngoại giao Nhật Bản đã phối hợp chặt chẽ với phía Việt Nam chuẩn bị chu đáo cho chuyến thăm cấp Nhà nước tới Nhật Bản của Chủ tịch nước Trần Đại Quang; khẳng định Việt Nam rất coi trọng quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng với Nhật Bản, coi Nhật Bản là đối tác quan trọng hàng đầu và lâu dài; đánh giá cao sự hỗ trợ ODA của Nhật Bản góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam và đề nghị Nhật Bản tiếp tục hợp tác trong các lĩnh vực xây dựng kết cấu hạ tầng chất lượng cao, ứng phó với biến đổi khí hậu cũng như tăng cường phối hợp và trao đổi nhằm sử dụng hiệu quả và hợp lý nguồn vốn vay ODA.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đề nghị hai nước tiếp tục phối hợp thúc đẩy tăng đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam cũng như các lĩnh vực hợp tác có nhiều tiềm năng như: Lao động, nông nghiệp công nghệ cao, hợp tác địa phương, giao lưu nhân dân.

Buổi hội đàm giữa Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh với Bộ trưởng ngoại giao Nhật Bản Taro Kono. Ảnh BNG
  Buổi hội đàm giữa Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh với Bộ trưởng ngoại giao Nhật Bản Taro Kono. Ảnh BNG

Bộ trưởng Ngoại giao Kono nhấn mạnh Nhật Bản rất coi trọng quan hệ với Việt Nam trong chính sách của Nhật Bản; khẳng định Nhật Bản sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam phát triển kinh tế thông qua thúc đẩy hợp tác trong các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng chất lượng cao và đào tạo nguồn nhân lực; mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ hai nước trên mọi lĩnh vực, thúc đẩy giao lưu văn hóa, giao lưu nhân dân nhân dịp kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. 

Tại hội đàm, hai bên đã trao đổi về các vấn đề quốc tế và khu vực, trong đó có vấn đề Biển Đông; nhất trí tăng cường phối hợp tại các diễn đàn Liên Hợp Quốc, APEC, các hội nghị liên quan của ASEAN...

Bộ trưởng Kono đánh giá cao Việt Nam đã tổ chức thành công năm APEC 2017, cảm ơn sự phối hợp chặt chẽ và tích cực của Việt Nam trong đàm phán và ký kết Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và mong muốn hai bên thúc đẩy các thủ tục nội bộ để Hiệp định sớm được thực thi. Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh khẳng định sẽ phối hợp chặt chẽ với Nhật Bản trong vai trò là điều phối viên quan hệ ASEAN-Nhật Bản (2018-2021) để thúc đẩy thực chất, hiệu quả hợp tác giữa ASEAN và Nhật Bản.

Theo BNG

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Nhiệm kỳ 2.0 ?

GD&TĐ - Theo kết quả cuộc thăm dò do Reuters/Ipsos vừa tiến hành, Tổng thống Joe Biden chỉ còn dẫn trước 1% so với đối thủ là cựu Tổng thống Donald Trump.
Minh họa/INT

Câu trả lời rõ ràng

GD&TĐ - Mới đây, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn cho biết, sẽ thay thế tuyến buýt nhanh BRT Kim Mã - Yên Nghĩa bằng tuyến đường sắt đô thị...
Rút ngắn kỳ nghỉ hè có thể cải thiện năng suất học tập của học sinh.

Đề xuất rút ngắn kỳ nghỉ hè tại Anh

GD&TĐ - Quỹ từ thiện Nuffield, Anh, đề xuất nước này nên rút ngắn kỳ nghỉ hè từ 6 tuần xuống 4 tuần còn thời gian nghỉ giữa các học kỳ kéo dài 1 - 2 tuần.