Chủ động để thích ứng

GD&TĐ - Linh hoạt, thích ứng là từ khóa được Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh khi đề cập nhiệm vụ năm học mới trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19.

Ảnh minh họa/INT
Ảnh minh họa/INT

Thực tế những ngày qua cho thấy, khó khăn khi tổ chức dạy học là không kể xiết, nhất là ở những vùng hạ tầng viễn thông chưa phủ đến, với học sinh khó khăn. Thế nhưng với sự chủ động, sáng tạo của các sở GD&ĐT, phòng GD&ĐT, mỗi nhà trường, tổ chuyên môn và giáo viên, những buổi học đầu tiên của năm học đặc biệt đã diễn ra khá hanh thông.

Tại TPHCM, sau ngày học trực tuyến đầu tiên, Sở GD&ĐT TP đã nhanh chóng làm việc với Công viên phần mềm Quang Trung để nâng cấp dữ liệu đường truyền lên 50%. Tới đây, sở này tiếp tục làm việc với Sở Thông tin và Truyền thông để nâng cấp đường truyền. Lãnh đạo ngành Giáo dục TPHCM cho biết, hiện mỗi trường học ở TP đều có hai đường truyền khác nhau, nếu một đường truyền gặp sự cố, sẽ học trên đường truyền còn lại. Ngành cũng đang vận động hỗ trợ máy tính, điện thoại cho học sinh khó khăn học online.

Không đợi nâng cấp đường truyền mới dạy học, giáo viên các trường học tại TPHCM đã chủ động dự phòng 2 - 3 ứng dụng dạy học trực tuyến. Ngoài ứng dụng Zoom khá phổ biến, để tránh quá tải, thầy cô còn sử dụng một số ứng dụng học online miễn phí khác như Google Classroom, Microsoft Teams, Skype hay TeamLink... Trong những ngày dạy học đầu tiên, có thời điểm Zoom nghẽn, thầy cô chủ động chuyển lớp sang ứng dụng khác và việc học vẫn tiếp tục thuận lợi.

Không chỉ TPHCM, ngành Giáo dục nhiều tỉnh, thành, nhất là ở khu vực phía Nam nơi đang giãn cách xã hội, cũng chuẩn bị nhiều phương án dạy học để đảm bảo cho học sinh bắt đầu năm học mới đúng tiến độ, chất lượng. Mặc dù là điểm nóng dịch bệnh nhưng từ tháng 8, Trường Tiểu học – THCS - THPT Đinh Tiên Hoàng (TP Biên Hòa, Đồng Nai) đã tổ chức ôn tập trực tuyến kiến thức miễn phí và xây dựng lại thói quen học tập cho học sinh.

Bằng cách này, khi bắt đầu vào học nội dung mới, học sinh không bỡ ngỡ, nhà trường cũng không phải chạy đua với thời gian để kịp tiến độ niên học. Nhiều trường khác của Đồng Nai đặc biệt chú ý giao nhiệm vụ cho tổ nhóm chuyên môn chọn, xây dựng chủ đề dạy học online. Bài nào phù hợp mới dạy, có thể lấy những bài ở giữa học kỳ, cuối học kỳ đưa lên dạy trước. Những nhóm bài trọng tâm, bài học cần vận dụng, ứng dụng nhiều để lại dạy trực tiếp.

Tại Kiên Giang, ngành GD-ĐT cũng chủ động xây dựng kịch bản tăng cường các hình thức dạy để giữ vững chất lượng giáo dục. Trong thời gian học trực tuyến, sở chỉ đạo các cơ sở giáo dục chọn những bài mang tính chất tham khảo để giới thiệu trước.

Với những em khó khăn, không có thiết bị học trực tuyến, nếu ở thị trấn, trường sẽ photo bài gửi đến. Những học sinh ở xã vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo không có phương tiện, sở sẽ làm việc với UBND cấp huyện để thành lập tổ giáo dục gồm giáo viên và cán bộ xã, phường thị trấn cho đến khu phố, ấp để gửi bài học, bài tập đến cho học sinh…

Cuộc chiến với dịch bệnh vẫn còn lâu dài. Vì thế, việc từng sở, phòng, trường học và mỗi giáo viên chủ động chuyển trạng thái, với các giải pháp linh hoạt để thích ứng tình hình nhằm vừa phòng chống dịch bệnh, vừa hoàn thành kế hoạch và mục tiêu năm học. Trong nỗ lực vượt qua thách thức của đại dịch lần này, từng cơ sở giáo dục, nhà giáo cũng đã và đang biến nguy thành cơ, thúc đẩy nhanh hơn nữa việc chuyển đổi số, đổi mới phương pháp dạy học.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ronaldo và Messi văng khỏi danh sách 20 cầu thủ xuất sắc nhất thế giới 2024.

Ronaldo và Messi đón tin kém vui

GD&TĐ - Bộ đôi siêu sao của bóng đá thế giới vắng mặt trong danh sách 20 cầu thủ xuất sắc nhất thế giới 2024.

Minh họa/INT

Truyện ngắn: Hậu phương yêu thương

GD&TĐ - Mấy hôm nay gió bấc đã tràn về đảo nhỏ. Lão gió gào thét lùng sục khắp các ngõ ngách, thấy cái gì cũng lật tung lên như thể để tìm kiếm thứ gì đó.