“Chòn Chòn” – Góc nhìn lạ của các nghệ sĩ trẻ

GD&TĐ - Họ là 11 nghệ sĩ Hà Nội và 12 nghệ sĩ Huế cùng kết nối, giao lưu với nhau trong một triển lãm rất ấn tượng, trưng bày tại Trung tâm Mỹ thuật đương đại – 17  Thành Công, Hà Nội, từ 10 - 17/7. 

“Chòn Chòn” – Góc nhìn lạ của các nghệ sĩ trẻ
    • Cái “sự tròn” thật là đa dạng, đa chiều, đa sắc. Không chỉ với mỗi tác phẩm của từng tác giả, mà ngay cả trong cụm tác phẩm chung của cả 23 người được thể hiện trên 23 phiến tròn bằng nhau.

    • Có lẽ vậy chăng mà các nghệ sĩ trẻ đã cố tình đặt tên triển lãm như một lỗi chính tả về mặt ngôn ngữ?!
    Mỗi người mang đến một tiếng nói, một cách nghĩ, một cách biểu cảm của riêng mình, nhưng tất cả đều mới, lạ,  đầy năng lượng của tuổi trẻ.

  • Cảm hứng thống nhất từ hình tròn, nhưng những gì mà họ trình bày ở  đây không chỉ là hình tròn, mà nó còn là “sự tròn” mang tính ý niệm. 

  • Như tác phầm  “Ghế văn phòng” của Trần Tuấn (Huế) chẳng hạn, nó đơn giản là một cái ghế văn phòng thực sự, có thể xoay tròn như mọi ghế văn phòng khác, phủ một lớp lông hóa học màu nâu, phía sau nó là một cái phông màu đen tuyền. Tuấn bảo: Cha mẹ nào cũng muốn con cái đi học rồi sau làm văn phòng ngồi máy lạnh cho nhàn nhã, nhưng em thấy như vậy thật đơn điệu, luẩn quẩn, và tù túng. Và em biểu hiện cách nghĩ đó của mình.

  • Còn Thái Nhật Minh lại biểu hiện cái ý tưởng tròn theo cách khác từ truyền thuyết mặt trời sinh ra từ chim lửa có ba chân; tuy nhiên, tác phẩm của Minh không phải chỉ có một mà là nhiều con chim lửa, kết nối, chuyển động trong một quỹ đạo của vũ trụ.

  • Ý niệm tròn với tác phẩm “Omm” thì lại khác hẳn, mang tính biểu tượng triết lý sâu xa của đạo Phật.

  • Phát biểu khai mạc triển lãm “Chòn chòn”, họa sĩ Lương Xuân Đoàn – Phó Chủ tịch thường trực Hội Mỹ thuật Việt Nam - nói: Sau triển lãm “Vào - Ra” rất thành công mới đây, nhóm các nghệ sĩ trẻ một lần nữa lại thể hiện khát vọng sáng tạo,  bứt phá của mình trong nghệ thuật, góp phần tạo nên hơi thở mới cho mỹ thuật đương đại Việt Nam.

  • Dù là Huế hay Hà Nội, với đặc trưng văn hóa vùng miền khác nhau, nhưng tất cả họ đều đã thể hiện sức trẻ đầy triển vọng. Nỗ lực của họ rất đáng trân trọng.Và những cuộc giao lưu nghệ thuật như thế này là rất cần thiết.

  • Mỗi tác phẩm đều thể hiện “cái tôi” của tác giả, đương nhiên là như vậy, nhưng đúng như họa sĩ Bá Cầu nói: Chúng tôi đề cao sự giao lưu kết nối các nghệ sĩ trẻ năng động hai miền để qua đó thúc đẩy sự trao đổi văn hóa nghệ thuật giữa các vùng miền, tạo ra một thứ nghệ thuật cởi mở, đa dạng và chất lượng hơn, không còn bó hẹp trong một phạm vi cụ thể nào nữa. 

  • Chúng tôi hi vọng triển lãm này sẽ cho công chúng một cách nhìn toàn diện, phong phú, đa dạng về sự phát triển của nghệ thuật Việt Nam trong thời điểm hiện tại.

  • Sau khi trưng bày tại  HàNội, triển lãm tiếp tục được trưng bày tại Bảo tàng nghệ thuật Huế, số 23-25 Lê Lợi, TP Huế.

  • “Chòn Chòn” – Góc nhìn lạ của các nghệ sĩ trẻ ảnh 1“Chòn Chòn” – Góc nhìn lạ của các nghệ sĩ trẻ ảnh 2“Chòn Chòn” – Góc nhìn lạ của các nghệ sĩ trẻ ảnh 3“Chòn Chòn” – Góc nhìn lạ của các nghệ sĩ trẻ ảnh 4“Chòn Chòn” – Góc nhìn lạ của các nghệ sĩ trẻ ảnh 5“Chòn Chòn” – Góc nhìn lạ của các nghệ sĩ trẻ ảnh 6
    • Triển lãm bao gồm các tác phẩm tranh, tượng, sắp đặt của 11 nghệ sỹ trẻ đến từ Hà Nội: Đỗ Hiệp, Lê Bá Cầu, Phạm Trà My, Phạm Tuấn Tú, Vũ Đức Trung, Thái Nhật Minh, Trịnh Minh Tiến, TrầnVăn An, Nguyễn Thế Hùng, Hoàng Duy Vàng, Nguyễn Hồng Phương. Và 12 nghệ sỹ đến từ Huế: Nguyễn Hóa, Nguyễn Thị Hà My, Nguyễn An, Hoàng NgọcTú, Trần Hữu Nhật, Trương Thế Linh, Nguyễn Văn Hè, Nguyễn Hoàng Việt, Hồng Thiện Quốc, Nguyễn Văn Duy, Tôn Thất Minh Nhật, Trần Tuấn. 

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ