“Choáng” vì bị truy thu tiền nước hàng chục triệu đồng

GD&TĐ - Sự việc xảy ra tại xóm mới Hồng Yên, xã Diễn Ngọc huyện Diễn Châu, Nghệ An. Trong đó, trung bình mỗi hộ phải đóng hơn 10 triệu đồng, còn hộ nhiều nhất gần 50 triệu đồng. Lý do vì người nhận thầu thu tiền nước quên thu.

Ông Lục cho biết số tiền nước gần 50 triệu khiến ông choáng
Ông Lục cho biết số tiền nước gần 50 triệu khiến ông choáng

Quên thu tiền điện 6 năm

Vừa qua, Công ty cổ phần cấp nước Diễn Châu thông báo cho 59 hộ dân tại xóm Hồng Yên, xã Diễn Ngọc, cho biết họ đã chậm thanh toán 6 tháng. Nếu không nộp sẽ bị cắt nước. Sau đó, ngày 14/4, công ty đã đóng không cung cấp nước cho xóm Hồng Yên.

Sự việc khiến người dân rất bất ngờ vì “từ năm 2011, người dân trong xóm bắt đầu sử dụng dịch vụ cung cấp nước sạch. Mỗi tháng đóng tiền cho ông Trần Văn Hồng – là người thầu nước từ công ty nước để cung cấp cho các hộ dân. Tuy nhiên, từ năm 2012 đến nay, không thấy ông Hồng hoặc ai khác đến thu tiền”, ông Đào Văn Quang, một người dân trong xóm nói.

Trong lúc vừa mất nước, vừa không hiểu mọi chuyện như thế nào, thì bà con được ông Trần Văn Hồng lý giải: Từ năm 2012 tiền nước của các hộ là do ông Hồng bỏ tiền túi ra thanh toán cho nhà máy nước, và chưa thu lại của người dân.

Bảng danh sách tổng hợp tiền nước từ 2015 đến nay mà ông Hồng thông báo cho bà con
  Bảng danh sách tổng hợp tiền nước từ 2015 đến nay mà ông Hồng thông báo cho bà con

Tuy nhiên, thời gian qua, ông làm ăn thua lỗ, không có đủ tiền ứng ra đóng hộ cho dân nữa, cụ thể là trong 6 tháng gần đây. Vì vậy, nhà máy nước mới phát thông báo cho người dân về việc chậm thanh toán.

Đồng thời, ông Hồng cũng xin “truy thu”tiền nước của các hộ dân, trước mắt là trong thời gian từ năm 2015 đến 14/4/2018.

Theo danh sách ông Hồng gửi cho bà con, số tiền truy thu mỗi hộ lên đến hàng chục triệu. Trong đó, gia đình ông Nguyễn Đức Lục (SN 1962) chính là hộ bị truy thu nhiều tiền nhất.“Tôi nhận giấy báo từ năm 2015 tới nay gia đình tôi sử dụng 4.885 m3 nước, tính ra tiền là gần 49 triệu đồng, khiến tôi bị choáng, tăng huyết áp”, ông Lục nói.

Theo ông Lục, “người bán nước phải có trách nhiệm chốt sổ, thu tiền theo tháng. Chứ để dồn suốt hàng mấy năm như thế thì chúng tôi làm sao xoay xở được. Hàng năm tôi đều nói ông Hồng chốt sản lượng và thu tiền nước nhưng ông Hồng cứ bỏ qua. Nghĩ là nước của dự án nào đó cấp miễn phí nên tôi dùng thoải mái”.

Ông Lục cũng là chủ xưởng sản xuất than tổ ong nên khối lượng nước sử dụng lớn nhất ở xóm này. Hiện ông vẫn kiên quyết không nộp tiền, vì cho rằng đó là lỗi của người thầu nước “tự quên thu” mấy năm qua.

Người thông cảm, người không đồng tình

Ông Hồng nói việc chưa thu tiền nước là thiếu sót của ông và mong bà con thông cảm
Ông Hồng nói việc chưa thu tiền nước là thiếu sót của ông và mong bà con thông cảm 

Gia đình Thái Bá Sơn (SN 1981) cho biết số tiền điện anh phải truy đóng là 12 triệu từ năm 2015 đến nay. Nhưng hiện anh cũng không đồng ý thanh toán cho ông Hồng, vì cho rằng không có căn cứ, cơ sở nào tính ra lượng nước gia đình anh đã sử dụng. “Đồng hồ nước của tôi đang bị chôn sâu dưới đất, chưa đào lên được thì lấy đâu ra số liệu mà chốt?”, anh Sơn nói.

Tuy nhiên, nhiều hộ khác cũng tỏ ra thông cảm. Ông Nguyễn Cảnh Hưng (SN 1961) nói: “Chúng tôi dùng nước thì phải trả tiền. Việc ông Hồng để suốt mấy năm mới truy thu là ông ấy thiếu sót, nhưng cũng không thể vì thế mà mình không đóng tiền. Tuy nhiên, dân cũng không thể đóng 1 lúc hàng chục triệu như thế, mà phải chia ra nhiều đợt"”

Để giải quyết tình trạng bị cắt nước, người dân xóm Hồng Yên quyết định họp, và thống nhất đóng trước 1/3 số tiền nước từ năm 2015 đến nay cho ông Hồng, để người này lên nộp công ty cấp nước.

Do thời gian quá lâu, không thể tính toán số nước hàng tháng về tính theo giá bậc thang, nên cứ tính bình quân 10 nghìn đồng/m3.

Ngày 17/3, các hộ dân này đã được cấp nước trở lại. Riêng gia đình ông Lúc vẫn chưa đồng ý đóng tiền nên chưa có nước.

Trao đổi với ông Trần Văn Hồng, ông cho hay mình nhận thầu cấp nước, quản lý hệ thống đường ống dẫn nước của xóm Yên Hồng từ năm 2010. Thời gian đầu, ông có ghi và chốt số nước và thu từng tháng, nhưng đến năm 2012, công việc bận nên ông không đi thu tiền nước được. Đó là thiếu sót của ông.

“Thời điểm đó tôi làm ăn được nên hàng tháng cứ lấy tiền nhà lên đóng tiền cho công ty nước. Mỗi tháng 12-14 triệu, nhiều nhất là gần 20 triệu. Tôi chưa thu tiền nước của bà con chứ không phải là không thu. Cho đến năm nay làm ăn thua lỗ, nên không thanh toán được với với công ty nước, tôi cũng chia sẻ khó khăn với bà con và được thông cảm”.

Ông Hồng cũng cho biết: Từ tháng tới, ông sẽ chốt số nước và thu theo tháng. Việc truy thu tiền nước từ năm 2015 đến nay sẽ tiếp tục bàn bạc với các hộ dân. Còn tiền nước từ 2012 đến 2015 thì chưa biết tính sao.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.