Cho con dùng điện thoại từ năm 2 tuổi, nhìn vào mắt con ông bố hối hận tột cùng

Không chỉ suy giảm thị lực đến mức phải phẫu thuật mắt mà cô bé 4 tuổi còn gặp nhiều vấn đề khác như cáu kỉnh, dễ kích động, thiếu tập trung vì sử dụng điện thoại di động quá nhiều.

Cho con dùng điện thoại từ năm 2 tuổi, nhìn vào mắt con ông bố hối hận tột cùng

Dachar Nuysticker, người cha sống ở Thái Lan, ân hận vì nuôi dạy con sai cách khiến bé bị suy giảm thị lực.

Dachar cho biết, anh không có nhiều thời gian dành cho con nên để bé sử dụng điện thoại di động những lúc tự chơi hoặc ăn cơm. Con gái Dachar được giải trí bằng các phương tiện công nghệ cao từ khi 2 tuổi.

Sau một thời gian, bé bị bệnh về mắt, phản ứng mạnh thậm chí kích động những khi bố muốn lấy lại điện thoại.

Cho con dùng điện thoại từ năm 2 tuổi, ông bố hối hận tột cùng khi con bị suy giảm thị lực phải phẫu thuật mắt

Khi phát hiện con gái gặp vấn đề về thị giác, Dachar cho bé đeo kính ngay nhưng tình hình không được cải thiện.

Bé bị bệnh mắt lười (suy giảm thị lực), hai mắt không hoạt động cùng nhau và bị lé.

Cho con dùng điện thoại từ năm 2 tuổi, ông bố hối hận tột cùng khi con bị suy giảm thị lực phải phẫu thuật mắt

Dachar Nuysticker Chuayduang, một người dùng Facebook, đã chia sẻ trải nghiệm của chính mình như lời cảnh báo các bậc phụ huynh khác: Đừng để con trẻ sử dụng các thiết bị điện tử quá nhiều. Trong trường hợp của ông bố người Thái Lan Dachar, anh bắt đầu để con gái dùng điện thoại di động và iPad kể từ khi cô bé 2 tuổi.

Sau một thời gian, con gái anh dần cho thấy biểu hiện nghiện điện thoại. Bất cứ khi nào Dachar lấy điện thoại khỏi tay con, cô bé đều trở nên cáu kỉnh, kích động.

Cũng kể từ thời điểm đó, con gái Dachar gặp những vấn đề về thị lực. Dachar đã cho con đeo kính với hi vọng nó sẽ giúp ngăn ngừa các rắc rối về mắt trong tương lai. Nhưng năm nay lên 4 tuổi, cô bé đã phải trải qua cuộc phẫu thuật cả hai bên mắt.

Các bác sĩ cho biết, con gái Dachar mắc bệnh suy giảm thị lực hay còn gọi là bệnh "mắt lười" – khi hai mắt không phối hợp hoạt động cùng nhau, khiến một mắt tốt, còn một mắt dần suy thoái. Hậu quả là không chỉ thị lực giảm mà người bệnh còn bị hiện tượng mắt lệch, mắt lác.

Cho con dùng điện thoại từ năm 2 tuổi, ông bố hối hận tột cùng khi con bị suy giảm thị lực phải phẫu thuật mắt

Ngày 31/10 vừa qua, bé gái đã phải trải qua 1 cuộc phẫu thuật.

Cuộc phẫu thuật mắt cho cô bé 4 tuổi đã diễn ra hôm 31/10 vừa qua. Nhờ đó, bé gái đã có thể sử dụng đồng thời cả hai mắt. Bác sĩ khuyên Dachar, nếu phát hiện con gái biểu hiện triệu chứng tương tự, không được cho bé sử dụng điện thoại, iPad, máy vi tính và tivi.

Bởi ánh sáng phát ra từ các thiết bị này là nguyên nhân chính làm suy giảm thị lực tới mức đòi hỏi phải phẫu thuật.

Một vấn đề khác không kém phần nghiêm trọng là từ khi bị nghiện điện thoại di động, con gái Dachar dễ dàng trở nên thiếu tập trung. Cô bé không thể ngồi yên hay tập trung vào việc gì đó nếu không có chiếc điện thoại di động trên tay.

5 lưu ý quan trọng khi cho con xem điện thoại di động, máy tính bảng, máy vi tính:

Giới hạn thời gian chơi

Cha mẹ cần đặt ra các giới hạn và thời gian thích hợp cho con tiếp xúc với màn hình các loại thiết bị điện tử. Dành thời gian còn lại để giúp trẻ và cùng trẻ thực hiện các hoạt động sáng tạo, có ích.

Đừng để con sở hữu riêng 1 chiếc điện thoại di động

Không mua điện thoại di động cho bé. Nếu con có chơi, để con chơi trên điện thoại của bạn và tất nhiên, trong khoảng thời gian cho phép.

Cha mẹ làm gương cho trẻ

Đây là điều bắt buộc và có ý nghĩa hết sức quan trọng. Cha mẹ cần nêu gương tốt cho con. Nếu bạn cũng dành nhiều thời gian xem điện thoại di động, bản thân bạn phải "cai nghiện" trước. Sẽ không thể giải quyết triệt để "vấn nạn" nghiện điện thoại của con nếu chính bạn không thực hiện tốt.

Theo dõi và giám sát những gì con xem trên điện thoại

Đặc biệt là các clip, các trò chơi. Bạn cần nhận biết ngay nếu con chơi thứ gì đó bạo lực, không lành mạnh. Việc giám sát chặt chẽ giúp ngăn ngừa nguy cơ trẻ bị tiêm nhiễm nhiều ý tưởng xấu từ nhỏ.

Không cho trẻ dưới 2 tuổi chơi các thiết bị điện tử

Đây là nguyên tắc bạn cần nghiêm chỉnh tuân thủ. Bởi nếu tiếp xúc quá sớm với các thiết bị điện tử, trẻ sẽ dễ dàng sa đà vào đó, khó từ bỏ và phải đối mặt với nhiều hậu quả về lâu dài.

Theo Emdep.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ