Ai có thẩm quyền bổ nhiệm Thẩm phán cao cấp?

Ai có thẩm quyền bổ nhiệm Thẩm phán cao cấp?

Trong Báo cáo thẩm tra, Ủy ban Tư pháp cho rằng, việc sửa đổi Pháp lệnh lần này nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý, sử dụng đội ngũ thẩm phán và giúp cho Tòa án nhân dân thực hiện có hiệu quả hơn chức năng, nhiệm vụ của mình. Tuy nhiên, việc sửa đổi Pháp lệnh lần này cần có bước đi thích hợp, bảo đảm phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành và định hướng của yê cầu cải cách tư pháp theo Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị.

Ai có thẩm quyền bổ nhiệm Thẩm phán cao cấp? ảnh 1
Ủy ban Tư pháp đề nghị Tòa án nhân dân Tối cao xem xét lại việc phân loại Thẩm phán Tòa án nhân dân và thẩm quyền của Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao bổ nhiệm Thẩm phán cao cấp.

Ủy ban Tư pháp cũng nhất trí với Tờ trình của Tòa án nhân dân Tối cao về phạm vị sửa đổi, bổ sung Pháp lệnh thẩm phán và Hội thẩm Tòa án nhân dân lần này chỉ tập trung sửa đổi, bổ sung các quy định về ngạch Thẩm phán và việc điều động Thẩm phán giữa các cấp Tòa án nhằm kịp thời giải quyết những vướng mắc, bất cập lớn trong thực tiễn.

Về ngạch thẩm phán, khoản 1, Điều 1, dự thảo Pháp lệnh quy định Thẩm phán Tòa án nhân dân ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm: Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao; Thẩm phán cao cấp; Thẩm phán trung cấp; Thẩm phán sơ cấp. Thẩm phán Tòa án quân sự bao gồm: Thẩm phán Tòa án quân sự Trung ương đồng thời là Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao; Thẩm phán cao cấp; Thẩm phát trung cấp và Thẩm phán sơ cấp.

Ủy ban Tư pháp nhận thấy, nếu quy định Thẩm phán Tòa án nhân dân có 4 ngạch như dự thảo Pháp lệnh sẽ không đảm bảo thống nhất với quy định của Hiến pháp và Luật tổ chức Tòa án nhân dân. Theo Luật tổ chức Tòa án nhân dân, tổ chức Tòa án có 3 cấp: Tòa án nhân dân Tối cao có Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao; Tòa án nhân dân cấp tỉnh có Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh; Tòa án nhân dân cấp huyện có Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp huyện. Đối với Tòa án quân sự Trung ương có Thẩm phán Tòa án quân sự Trung ương đồng thời là Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao; Tòa án quân sự quân khu có Thẩm phán Tòa án quân sự quân khu; Tòa án quân sự khu vực có Thẩm phán Tòa án quân sự khu vực.

Nay, tổ chức Tòa án vẫn có 3 cấp nhưng dự thảo Pháp lệnh lại quy định thành 4 ngạch Thẩm phán nên cần cân nhắc kỹ lưỡng để đảm bảo tính thống nhất giữa Luật tổ chức Tòa án nhân dân và dự thảo Pháp lệnh. Mặt khác, việc quy định 4 ngạch Thẩm phán còn phải xem xét đến thẩm quyền bổ nhiệm Thẩm phán để không trái với quy định của Hiến pháp và Luật tổ chức Tòa án nhân dân. Theo báo cáo bổ sung 79/TANDTC-KHXX và dự thảo Pháp lệnh thì Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao do Chủ tịch nước bổ nhiệm, Thẩm phán cao cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán sơ cấp do Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao bổ nhiệm.

Tuy nhiên, theo điều 128 Hiến pháp năm 1992 (đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết 51/2001/QH10) thì: “Chế độ bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức và nhiệm kỳ của Thẩm phán, chế độ bầu cử và nhiệm kỳ của Hội thẩm nhân dân ở Tòa án nhân dân các cấp do luật định”. Với quy định này của Hiến pháp, Luật tổ chức Tòa án nhân dân đã quy định tại khoản 3, điều 40 là: “Thẩm phán các Tòa án nhân dân địa phương, Tòa án quân sự quân khu và tương đương, Tòa án quân sự khu vực do Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán”. Như vậy theo quy định trên thì Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao chỉ có thẩm quyền bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân địa phương.

Nay, dự thảo Pháp lệnh quy định Chánh án Tòa án nhân dân Tối có quyền bổ nhiệm cả Thẩm phán cao cấp, Thẩm phán sơ cấp là vượt quá thẩm quyền của UNTVQH và không thống nhất với quy định của Hiến pháp và Luật tổ chức Tòa án nhân dân.

Vì vậy, Ủy ban Tư pháp đề nghị Tòa án nhân dân Tối cao xem xét lại việc phân loại Thẩm phán Tòa án nhân dân và thẩm quyền của Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao bổ nhiệm Thẩm phán cao cấp.

Quang Anh

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Lễ kết nạp đảng viên đối với anh Nguyễn Cảnh Cường (bìa trái) - Giám đốc thú y cụm trang trại 2 kiêm chuyên gia thú y của Dự án chăn nuôi bò sữa TH ở Nga.

Phía sau những ly sữa tươi sạch

GD&TĐ - Một trong những yếu tố căn bản phía sau làm nên thương hiệu sữa tươi TH chính là kinh nghiệm trong công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Công ty.