Chính sách từ Obama - Biden đã giúp Iran mạnh mẽ thế nào?

GD&TĐ -Các chính sách từ Tổng thống Barack Obama và tiếp tục được duy trì dưới thời ông Joe Biden đã giúp Iran mạnh mẽ hơn.       

Ngành dầu mỏ Iran đã mang lại doanh thu gấp 4 lần so với năm 2020.
Ngành dầu mỏ Iran đã mang lại doanh thu gấp 4 lần so với năm 2020.

Trong bài phân tích trên National Interest, Tiến sĩ Ariel Cohen - thành viên cao cấp tại Trung tâm Á-Âu của Hội đồng Đại Tây Dương đã cho rằng, sự phát triển mạnh mẽ của ngành dầu mỏ Iran ngày nay cho thấy chính sách trừng phạt thất bại của chính quyền Mỹ từ thời Tổng thống Barack Obama, Joe Biden.

Bài báo dẫn báo cáo mới công bố của Cơ quan Thông tin Năng lượng (EIA) về xuất khẩu dầu mỏ của Iran cho thấy, kể từ năm 2020, doanh thu từ xuất khẩu dầu của Iran đã tăng gần gấp 4 lần, từ 16 tỷ USD lên 53 tỷ USD vào năm 2023.

Con số này đã một lần nữa minh chứng cho sự thất bại của chính sách trừng phạt Mỹ nhằm vào ngành dầu mỏ huyết mạch của Iran. Sự phát triển ngành dầu mỏ đã mang lại cho Tehran nguồn tài chính dồi dào cung cấp cho các lực lượng ủy nhiệm của họ nhắm vào Israel.

Vị Tiến sĩ cũng cho rằng Iran trả tiền cho chiến dịch của Houthi nhằm khiến hoạt động thương mại toàn cầu qua Biển Đỏ gần như dừng lại, gây ra tổn thất doanh thu đáng kể cho Ai Cập.

Ông Ariel Cohen đã đưa ra, 3 yếu tố giải thích cho sự thay đổi mạnh mẽ này: việc thực thi lệnh trừng phạt lỏng lẻo của chính quyền Biden, giá dầu toàn cầu tăng và cơn khát dầu của Trung Quốc dẫn đến mối quan hệ đối tác chặt chẽ hơn với Iran.

Tổng thống Biden chưa chính thức bãi bỏ bất kỳ lệnh trừng phạt dầu mỏ nào đối với Iran, nhưng Iran cũng chưa "chính thức" xuất khẩu bất kỳ loại dầu nào sang Trung Quốc. Thay vào đó, Tehran sử dụng một loạt các công ty vỏ bọc và tàu chở dầu ẩn danh để che giấu nguồn gốc quốc gia của hàng hóa dầu của họ. Một số công ty bảo hiểm và hậu cần của Mỹ thực sự đã tạo điều kiện cho việc vận chuyển dầu của Iran đến Trung Quốc.

Tuy nhiên, chính quyền Biden đã không truy tố hiệu quả hàng loạt những kẻ vi phạm lệnh trừng phạt. Sự khoan dung này đối với các hoạt động giao dịch của Iran tương đồng với cách tiếp cận hòa giải của cựu Tổng thống Obama. Đồng thời, Tehran đã tiến gần hơn đến việc có được khả năng vũ khí hạt nhân.

Những người ủng hộ thỏa thuận hạt nhân Iran năm 2015 (JCPOA) đã phác thảo một sự trao đổi qua lại trong đó Iran chấp nhận thanh tra vũ khí hạt nhân để đổi lấy việc nới lỏng lệnh trừng phạt.

Năm 2018, chính quyền Trump đã áp đặt lại lệnh trừng phạt, khiến xuất khẩu dầu thô của Iran sụt giảm từ 2.033 thùng một ngày vào năm 2018 xuống còn 675 thùng vào năm 2019.

Bằng cách làm ngơ trước hành vi vi phạm lệnh trừng phạt của Tehran kể từ khi nhậm chức, trên thực tế, chính quyền Tổng thống Biden đã cho Iran ăn cà rốt mà không áp dụng bất kỳ biện pháp trừng phạt nào.

Sự thù địch leo thang giữa Israel và Iran đã xóa bỏ mọi “điểm chung” còn lại giữa Mỹ và chính phủ Iran hiện tại. Chúng ta không còn sống trong thế giới của năm 2015 nữa, nhưng một số nhà hoạch định chính sách của Mỹ đang giả vờ như không phải vậy.

Do đó, các lệnh trừng phạt hiện tại sẽ vẫn vô hiệu cho đến khi Washington ưu tiên thực thi và dành nhiều nguồn lực đáng kể cho việc này, Tiến sĩ Ariel Cohen bình luận.

Theo vị chuyên gia, hậu cần phân phối dầu của Iran cho thấy một kịch bản đáng sợ không kém.

Việc Trung Quốc trong việc mua một lượng lớn dầu từ cả Iran và Nga minh họa cho sự phân cực địa chính trị ngày càng sâu sắc có thể dẫn đến một cuộc xung đột toàn cầu. Trong hầu hết thế kỷ XX, ba quốc gia hùng mạnh này coi nhau là đối thủ. Bây giờ, họ đoàn kết chống lại Mỹ và các đồng minh của Mỹ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.