Chiều 16/5, gần 1,7 triệu liều vắc xin COVID-19 đã về Việt Nam

GD&TĐ - Chiều 16/5, thông tin từ Bộ Y tế cho biết, 1,682 triệu liều vắc xin phòng COVID-19 của AstraZenceca qua nguồn COVAX facility đã được chuyển giao cho Việt Nam.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Toàn bộ lô vắc xin 1,682 triệu liều vừa về đến Việt Nam này sẽ được chuyển tới Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương bảo quản, chờ kiểm định trước khi phân phối cho các tỉnh triển khai tiêm đợt 3.

Đây là lô vắc xin AstraZeneca thứ 2 của Covax phân phối cho Việt Nam. Đợt 1 gồm 811.200 liều, chuyển tới Việt Nam ngày 1/4 vừa qua.

Bộ Y tế sẽ tiến hành phân bổ nguồn vắc xin này cho tất cả các đơn vị, địa phương để thực hiện công tác tiêm chủng phòng, chống dịch COVID-19 theo kế hoạch đã đề ra.

Theo Bộ trưởng Bộ Y tế, thời gian qua Bộ Y tế đã nỗ lực, khẩn trương đàm phán, làm việc với nhiều quốc gia, tổ chức, nhà sản xuất và đã có khoảng 110 triệu liều vắc xin cam kết cung cấp cho Việt Nam trong năm 2021 gồm: 38,9 triệu liều từ chương trình COVAX Facility, 30 triệu liều từ AstraZeneca, 31 triệu liều từ Pfizer/BioNTech.

Ngoài ra, Bộ Y tế đã đăng ký với COVAX để mua thêm khoảng 10 triệu liều vắc xin theo cơ chế chia sẻ chi phí (cost share).

Các nguồn vắc xin khác của Moderna, Johnson&Johnson và của các quốc gia như Đức (CureVac), Nga (Spunik V), Trung Quốc (Sinopharm) vẫn đang được Bộ Y tế tiếp tục đàm phán với các nhà sản xuất với mục tiêu đa dạng hóa nguồn vắc xin để phục vụ người dân.

Từ ngày 8/3/2021, Bộ Y tế, Chương trình Tiêm chủng mở rộng Quốc gia đã tổ chức tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho lực lượng tuyến đầu là các cán bộ, nhân viên y tế đang trực tiếp điều trị bệnh nhân COVID-19, các nhân viên y tế thực hiện các nhiệm vụ như lấy mẫu bệnh phẩm, xét nghiệm, truy vết, thành viên các tổ COVID-19 cộng đồng, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch các cấp, các lực lượng công an, quân đội... theo Nghị quyết số 21 ngày 26/2/2021 của Chính phủ.

Đến ngày 15/5, tổng cộng cả nước đã thực hiện tiêm vắc xin phòng COVID-19 đợt 1 và 2 tại các tỉnh/thành phố với 977.032 liều cho các đối tượng là cán bộ, nhân viên y tế đang trực tiếp điều trị bệnh nhân COVID-19, các nhân viên y tế thực hiện các nhiệm vụ như lấy mẫu bệnh phẩm, xét nghiệm, truy vết, thành viên các tổ COVID-19 cộng đồng, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch các cấp, các lực lượng công an, quân đội theo Nghị quyết 21.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Bức ảnh lịch sử do nhà báo Trần Mai Hưởng chụp trưa 30/4/1975. Ảnh: TTXVN.

Bức ảnh để đời của Nhà báo Trần Mai Hưởng

GD&TĐ - Hơn 10 năm làm phóng viên chiến trường, nhà báo Trần Mai Hưởng - nguyên Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam đã chụp bức ảnh “Xe tăng quân giải phóng tiến vào Dinh Độc Lập trưa 30/4/1975”. 

Ông Hoan (phía trước bên trái) và đồng đội sau ngày chiến thắng lịch sử mùa Xuân năm 1975. Ảnh: NVCC

Ký ức ngày giải phóng

GD&TĐ - Tròn nửa thế kỷ trôi qua, kể từ ngày non sông liền một dải, trong ký ức của cựu binh Bùi Hoan (SN 1942, trú tại phường Hà Huy Tập, TP Hà Tĩnh), từng giây phút hào hùng của ngày “tiến về Sài Gòn” vẫn vẹn nguyên.

Các toa xe điện với những chủ đề khác nhau đều đưa du khách tới với… Hà Nội xưa.

Hà Nội xưa gói gọn trong những toa xe lửa

GD&TĐ - 'Tuyến tàu điện số 6' ra đời nhằm tạo sự kết nối liền mạch các điểm đến ở phường Trúc Bạch, bắt đầu từ đường Thanh Niên, nối vào khu phố đi bộ.