Hai mô đun thí điểm
Thông qua sáng kiến tiếp cận theo năng lực, chuyên gia Úc đã thiết kế và tiến hành các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng đào tạo lao động kỹ năng phục vụ ngành Logistics ở Việt Nam.
Chuyên gia và các học viên đã thực hiện đào tạo mô đun thí điểm trình độ CĐ tại Trường CĐ Công nghệ Thủ Đức (TDC) và các đối tác doanh nghiệp với 15 SV (9 nam, 6 nữ) kỹ năng điều khiển xe nâng; Trường CĐ Kinh tế TP HCM (HCE) và các đối tác doanh nghiệp với 18 SV (9 nam, 9 nữ) kỹ năng chọn và xử lý đơn hàng.
Sau thời gian thí điểm, nhóm đã xây dựng được 2 mô đun đào tạo ngắn hạn phù hợp với tiêu chuẩn nghề và kỹ năng nghề (OS/OSS) theo mô hình doanh nghiệp dẫn dắt; Xây dựng một video đào tạo về vận hành xe nâng để cung cấp cho các cơ sở GD nghề nghiệp khác.
Những nữ giảng viên trường CĐ nghề tham gia khóa tập huấn |
Mô đun thí điểm đã nâng cao năng lực của các GV/giảng viên/đánh giá viên tham gia thử nghiệm trong việc thiết kế và triển khai chương trình đào tạo dựa trên năng lực thực hiện. Cùng đó thiết lập một kho hàng/trung tâm phân phối mô phỏng theo các tiêu chuẩn ngành.
Nhóm thí điểm đã xây dựng sơ đồ nguyên lý hoạt động xe nâng để phục vụ việc đào tạo nhân viên vận hành xe nâng phù hợp với các tiêu chuẩn ngành. Bên cạnh đó tăng cường quan hệ đối tác và hợp tác giữa các cơ sở GD nghề nghiệp và các doanh nghiệp Logistics.
Đặc biệt, 33 SV CĐ nghề tham gia đã đạt được năng lực yêu cầu cho tiêu chuẩn OS/OSS tương ứng.
Hiện hai trường CĐ Công nghệ Thủ Đức và CĐ Kinh tế TP HCM đang cung cấp các khóa học ngắn hạn về Vận hành xe nâng và Chọn và xử lý đơn hàng tương ứng như học phần trong chương trình CĐ ngành Logistics.
Bà Lou De Castro Myles - Chuyên gia tư vấn và giảng dạy quốc tế, Trường ĐH Công nghệ Queensland |
7 khuyến nghị từ chuyên gia Australia
Bà Lou De Castro Myles - Chuyên gia tư vấn và giảng dạy quốc tế, Trường ĐH Công nghệ Queensland lưu ý: Cần tiếp tục xây dựng năng lực và cơ hội trao đổi học tập để hỗ trợ các GV/giảng viên/đánh giá viên phát triển kỹ năng trong thiết kế và lên kế hoạch đào tạo dựa trên năng lực thực hiện. Giới thiệu các cách tiếp cận sáng tạo, tập trung vào cam kết và hỗ trợ của cấp quản lý từ các cơ sở GDNN.
Cần thúc đẩy văn hóa tư vấn chuyên môn và hướng dẫn trong các trường CĐ nghề để hỗ trợ một số lượng lớn các GV/giảng viên/đánh giá viên phát triển các kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm.
Chú ý xây dựng thư viện trung tâm cho các tài liệu giảng dạy và học tập theo mô hình năng lực thực hiện mới nhất, phù hợp với các ngành nghề Logistics đã được xác định và đảm bảo khả năng truy cập kho dữ liệu này cho các cơ sở GDNN.
Toàn cảnh buổi tổng kết |
Chuyên gia Australia lưu ý việc hỗ trợ các cơ sở GDNN xác định và đánh giá nguồn lực để xây dựng CSVC và trang thiết bị đào tạo phù hợp nhằm triển khai mô hình đào tạo dựa trên năng lực.
Cần tăng cường sự gắn kết giữa các cơ sở GDNN và các doanh nghiệp trong ngành và khuyến khích các mối quan hệ đối tác và hợp tác thiết thực nhằm đảm bảo chất lượng và sự phù hợp của chương trình đào tạo, bao gồm vai trò trực tiếp của doanh nghiệp trong kiểm chứng hoạt động đánh giá dựa trên năng lực.
Theo bà Lou De Castro Myles, nên khuyến khích và hỗ trợ các chiến lược gắn kết SV hiệu quả với các mục tiêu cụ thể về kết quả đầu ra, con đường học tập và sự nghiệp nhằm tạo động lực, thu hút SV tham gia, hoàn thành đào tạo và áp dụng kỹ năng.
Hoạt động thí điểm đào tạo và đánh giá theo tiếp cận năng lực trong khuôn khổ sáng kiến Chương trình Úc cùng Việt Nam phát triển nguồn nhân lực (Aus4Skills) ngành Logistics, do Tập đoàn đào tạo Strategix cung cấp thông qua hợp tác với ĐH Công nghệ Queensland.