Chiến đấu cơ tàng hình JH-20 thay đổi cán cân sức mạnh Thái Bình Dương

GD&TĐ - Oanh tạc cơ tàng hình JH-20 của Trung Quốc thu hút sự quan tâm lớn khi ra mắt gần đây.

Chiến đấu cơ tàng hình JH-20 thay đổi cán cân sức mạnh Thái Bình Dương

Tạp chí Military Watch đã tỏ rõ sự quan tâm đến sự kiện lần đầu tiên xuất hiện công khai một loại máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ mới của Trung Quốc, nó trở thành phi cơ chiến thuật có người lái đầu tiên ứng dụng công nghệ tàng hình được giới thiệu trong 12 năm qua.

Những bức ảnh công bố ngày 26 tháng 12 năm 2024 cho thấy máy bay này đang song hành cùng với tiêm kích thế hệ thứ năm J-20. Bất chấp giả định của một số chuyên gia rằng đây có thể là nguyên mẫu của chiến đấu cơ thế hệ thứ sáu của Trung Quốc, các đặc điểm bên ngoài cho thấy nó thuộc loại máy bay ném bom chiến thuật hoặc cường kích tấn công mặt đất.

Theo các nguồn tin, máy bay mới có thể thay thế chiếc JH-7 cũ kỹ, đã được đưa vào sử dụng từ những năm 1990. Tên định danh có thể của chiến đấu cơ nói trên là JH-20, nằm trong “dòng 20” của hàng không Trung Quốc.

"Dòng 20" nói trên ngoài tiêm kích J-20 thì còn bao gồm máy bay vận tải chiến lược Y-20 và máy bay ném bom tàng hình H-20 mới được thiết kế nhằm mở rộng phạm vi hoạt động, cho phép Không quân Trung Quốc thực hiện các nhiệm vụ vượt ra ngoài chuỗi đảo thứ nhất và thứ hai ở Thái Bình Dương.

article-676d66bb285561-99463470.png
Máy bay chiến đấu tàng hình JH-20 của Trung Quốc thiên về cường kích tấn công mặt đất.

Chuyên gia hàng không Abraham Abrams lưu ý rằng máy bay mới có thể đóng vai trò quan trọng trong việc củng cố vị thế của Trung Quốc ở khu vực Thái Bình Dương.

Theo quan điểm của ông, JH-20 có khả năng thay thế một phần đáng kể phi đội JH-7 và máy bay ném bom H-6 đã cũ, bổ sung cho các phương tiện tác chiến khác của quân đội nước này như tên lửa siêu thanh và máy bay không người lái tàng hình.

Nhà phân tích nhấn mạnh rằng máy bay chiến đấu mới sẽ đủ sức đe dọa các căn cứ quân sự của Mỹ ở Guam và có thể cả Hawaii, hỗ trợ khả năng triển khai sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc.

Các đặc tính kỹ thuật của máy bay mới cho thấy sự vượt trội đáng kể của nó về tầm xa, với phạm vi hoạt động ước tính khoảng 3.000 km, cho phép tiếp cận các mục tiêu ở Bắc Cực, Ấn Độ Dương và những khu vực xa xôi của Thái Bình Dương với sự hỗ trợ tiếp nhiên liệu trên không ở mức tối thiểu.

So với tiêm kích J-20, máy bay mới sẽ kém cơ động hơn và có khả năng không chiến hạn chế, nhưng ưu điểm chính của nó là khối lượng vũ khí có thể mang theo lớn hơn.

JH-20 dự kiến ​​sẽ sử dụng động cơ WS-15 vốn đã được sử dụng trên J-20 và được biết đến là loại có tỷ lệ lực đẩy trên trọng lượng tốt nhất trên thế giới. Điều này tạo cơ hội thống nhất một số hệ thống giữa hai máy bay.

Tương tự như Su-34 của Nga được tạo ra trên cơ sở Su-27, JH-20 có thể trở thành một phiên bản sửa đổi chuyên dụng của J-20 với chức năng mở rộng cho các nhiệm vụ tấn công.

Mặc dù vẫn chưa rõ thời gian chính xác của chuyến bay đầu tiên, thời điểm bắt đầu sản xuất hàng loạt và quy mô chế tạo, nhưng các chuyên gia cho rằng chương trình này nhằm giải quyết các vấn đề chiến lược liên quan đến tăng cường tiềm năng phòng thủ của Trung Quốc ở khu vực Thái Bình Dương.

Trong bối cảnh căng thẳng gia tăng với phương Tây và số lượng căn cứ quân sự Mỹ trong khu vực ngày càng lớn, JH-20 sẽ trở thành công cụ quan trọng để triển khai sức mạnh và loại bỏ các mối đe dọa chính từ khoảng cách đáng kể.

Các nhà phân tích phương Tây lưu ý, sự xuất hiện của JH-20 đang thúc đẩy Mỹ đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa lực lượng không quân của mình. Một phi đội máy bay E-3 Sentry già nua và khả năng tương đối hạn chế của F-35 khiến Washington có vẻ chưa được chuẩn bị tốt để chống lại các mối đe dọa mới từ Bắc Kinh.

Tiêm kích hạm tàng hình J-35 của Trung Quốc.
Theo Military Watch

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Đình – chùa Câu Nhi là những nơi còn lưu giữ dấu tích về Tiến sĩ Bùi Dục Tài.

Tiến sĩ khai khoa xứ Đàng Trong

GD&TĐ - Từ một thiếu niên không được đi học, không biết chữ nhưng chỉ 12 năm đèn sách đã đỗ Tiến sĩ, trở thành nhà khoa bảng đầu tiên của xứ Đàng Trong.

Khi con khóc đòi hỏi vô lý, bố mẹ hãy lắng nghe và giải thích cho con hiểu vì sao đòi hỏi đó được hay không. Ảnh minh họa: INT.

Tuyệt chiêu 'trị' con khóc nhè nơi công cộng

GD&TĐ - Ở chỗ đông người, “vũ khí” của trẻ nếu muốn đòi hỏi yêu cầu gì đó thường là khóc nhè. Vậy nên, nhiều cha mẹ tỏ ra bối rối, dẫn đến thỏa hiệp với con.