Nếu muốn tìm hiểu về hệ Mặt Trời thì những mô hình cỡ nhỏ bằng nhựa đôi lúc không đem lại sự mô tả phù hợp về kích thước của các hành tinh, thậm chí chúng cũng không hề chuyển động như trong các cuốn sách mô ta. Để giải quyết vấn đề oái ăm này, một nhóm nhà làm phim tại Los Angesles đã chung ta dựng nên mô hình hệ Mặt Trời khổng lồ đầu tiên trên một lòng hồ đã khô cạn thuộc phạm vi sa mạc Black Rock ở bang Nevada.
Quy mô của hệ Mặt Trời trên sa mạc.
Wylie Overstreet và Alex Gorosh, 2 người có nghĩ ra ý tưởng, đã tiến hành quay lại một phim mô phỏng quá trình xây dựng công trình khổng lồ này, nó có tên "Thu nhỏ hệ Mặt Trời". Mục tiêu của dự án trên là nhằm tái hiện lại hệ Mặt Trời với toàn bộ quỹ đạo các hành tinh một cách đầy sống động chứ không phải khô khan như những hình vẽ trên những cuốn sách khoa học nói về thiên văn.
Kích thước của Trái Đất - 1 viên bi.
Nhóm quay phim đã lấy kích thước của Trái đất dưới dạng hòn sỏi bề ngang 1,27 cm làm tiêu chuẩn so sánh, từ đó họ tính toán kích thước của từng quỹ đạo và hành tinh, dưới dạng quả bóng đá và bóng đèn điện. Kế đến, họ hình ảnh những chiếc xe chạy trên đường cong mô phỏng quỹ đạo chuyển động của các hành tình vẽ sẵn trong hơn 36 giờ và dựng thành phim, các quỹ đạo này được xây dựng dựa trên hệ thống GPS.
Quá trình ghi lại chuyển động của các hành tinh.
Theo tính toán, mô hình được sắp xếp theo kiểu sao Thủy, sao Kim và Trái đất cách mặt trời lần lượt 68,27 m, 136,25 m, 176,48 m, trong khi các hành tinh còn lại xa hơn nhiều. Tổng cộng mô hình trên trải dài khoảng 11,27 km.
Hệ Mặt Trời là một hệ hành tinh có Mặt Trời ở trung tâm và các thiên thể nằm trong phạm vi lực hấp dẫn của Mặt Trời, tất cả chúng được hình thành từ sự suy sụp của một đám mây phân tử khổng lồ cách đây gần 4,6 tỷ năm. Đa phần các thiên thể quay quanh Mặt Trời, và khối lượng tập trung chủ yếu vào 8 hành tinh có quỹ đạo gần tròn và mặt phẳng quỹ đạo gần trùng khít với nhau gọi là mặt phẳng hoàng đạo.
Hệ Mặt Trời phiên bản sa mạc.
Bốn hành tinh nhỏ vòng trong gồm: Sao Thủy, Sao Kim, Trái Đất và Sao Hỏa - người ta cũng còn gọi chúng là các hành tinh đá do chúng có thành phần chủ yếu từ đá và kim loại. Bốn hành tinh khí khổng lồ vòng ngoài có khối lượng lớn hơn rất nhiều so với 4 hành tinh vòng trong. Hai hành tinh lớn nhất, Sao Mộc và Sao Thổ có thành phần chủ yếu từ heli và hidro và hai hành tinh nằm ngoài cùng, Sao Thiên Vương và Sao Hải Vương có thành phần chính từ băng, như nước, amoniac và mêtan, và đôi khi người ta lại phân loại chúng thành các hành tinh băng đá khổng lồ.
Hệ Mặt Trời cũng chứa hai vùng tập trung các thiên thể nhỏ hơn. Vành đai tiểu hành tinh, nó nằm giữa Sao Hỏa và Sao Mộc, có thành phần tương tự như các hành tinh đá với đa phần là đá và kim loại. Bên ngoài quỹ đạo của Sao Hải Vương là các vật thể ngoài Sao Hải Vương có thành phần chủ yếu từ băng như nước, amoniac, mêtan.