Chiếm dụng văn hoá

GD&TĐ - Chưa lúc nào thuật ngữ “chiếm dụng văn hoá” lại được quan tâm như hiện nay – khi Việt Nam xác định phát triển ngành công nghiệp văn hoá.

Dư luận lên án thương hiệu thời trang Trung Quốc Ne.Tiger “nhận vơ” áo dài truyền thống của Việt Nam là “China style”. Ảnh: chinadaily.com.cn.
Dư luận lên án thương hiệu thời trang Trung Quốc Ne.Tiger “nhận vơ” áo dài truyền thống của Việt Nam là “China style”. Ảnh: chinadaily.com.cn.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong Hội nghị Văn hóa Toàn quốc 2021 đã chỉ ra 6 nhiệm vụ trọng tâm để tiếp tục xây dựng, giữ gìn, chấn hưng và phát triển nền văn hóa dân tộc. Trong đó, nhiệm vụ thứ 6 là “Khẩn trương phát triển các ngành công nghiệp văn hóa, xây dựng thị trường văn hóa lành mạnh”.

Quan điểm chỉ đạo của Tổng Bí thư đã được hiện thực hóa đi vào cuộc sống. Các cơ quan văn hóa, thể thao, du lịch và các doanh nghiệp, tổ chức, cơ sở nghiên cứu đã có một số sự kiện, tọa đàm, hội thảo để làm sao các bên cùng ngồi lại đưa ra phương hướng, mục tiêu.

Văn hóa là một trong những sức mạnh nội sinh căn cốt, chiến lược của mỗi dân tộc. Đặc biệt, khi xác định văn hoá cũng là một ngành công nghiệp đem lại lợi ích kinh tế, thì đồng thời cũng phải giải quyết nhiều vấn đề. Trong đó, nổi cộm là “bản quyền văn hoá” dân tộc.

Cuối năm 2021, hãng giầy Biti’s nhận trách nhiệm dùng gấm Trung Quốc để tôn vinh nét đẹp miền Trung Việt Nam. Giới nghiên cứu cho rằng, chuyện nhầm lẫn trong việc nhận diện trang phục là một lẽ, nhưng từ việc nhầm lẫn ấy dẫn tới xâm thực rồi chiếm dụng văn hoá thì rất nguy hại.

Dẫn chứng là hàng loạt sự kiện mang “phong cách Trung Quốc”, nhưng các thiết kế lại giống hệt áo dài Việt Nam đi kèm nón lá, mấn đội đầu. Nhiều người Trung Quốc vẫn xem đây là “xường xám” cách tân, song có thể thấy hai loại trang phục này khác nhau về kiểu dáng, chiều dài tà áo cũng như cách kết hợp với các phụ kiện.

Giới chuyên môn lo ngại với các “sáng tạo” mang tính chiếm dụng, ngộ nhận và gọi đó là hành vi “ăn cắp văn hóa”. Điều này nguy hại hơn việc nhầm lẫn, nhưng nếu không đấu tranh, không chỉ ra các bằng chứng thì văn hoá dân tộc – giống như bản quyền một tác phẩm bị xâm phạm, và có ngày “cái của mình thành thứ hợp pháp của người khác”.

Bởi vậy gần đây, nhiều cuộc toạ đàm xoay quanh chủ đề chiếm dụng văn hoá được tổ chức và thảo luận rộng rãi.

TS. Lư Thị Thanh Lê - Giảng viên khoa học liên ngành, Đại học Quốc gia Hà Nội, cho rằng: Sẽ là trái pháp luật nếu ai đó đến từ bên ngoài lấy những vật phẩm, đồ dùng, vật thể văn hóa thuộc về quyền sở hữu của một người hay một nhóm người trong cộng đồng.

Hiện nay, ở Việt Nam chưa có những quy định mang tính pháp lý trực tiếp về vấn đề chiếm dụng văn hóa. Dù chiếm dụng văn hóa không hoàn toàn tiêu cực, nhưng việc khai thác nền văn hóa khác luôn có những yếu tố nhạy cảm, đặc biệt khi tạo ra những sản phẩm giải trí, kinh doanh. Ngay cả khi có thiện chí, vẫn cần thận trọng để tránh những hệ quả không mong muốn.

Cốt lõi của văn hoá, nhất là khi xác định văn hoá cũng là một ngành công nghiệp thì vấn đề bản sắc luôn phải gìn giữ. Đã đến lúc Việt Nam cần xây dựng, số hoá kho dữ liệu quốc gia về văn hoá.

Đó cũng là cơ sở không chỉ để đấu tranh với nạn chiếm dụng văn hoá, mà còn là tư liệu để các tổ chức, cá nhân người nước ngoài tham khảo khi hình thành sản phẩm lấy cảm hứng từ văn hoá Việt Nam.

Ngược lại, chúng ta cần thận trọng khi sáng tạo sản phẩm lấy cảm hứng từ văn hoá nước khác. Không thể mặc trang phục truyền thống của Trung Quốc hay Nhật Bản để hát quan họ - như đã từng xảy ra cách đây vài năm.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

 Mbappe được HLV Ancelotti lên tiếng bênh vực.

HLV Ancelotti bênh vực Mbappe

GD&TĐ - HLV Carlo Ancelotti của Real Madrid đã lên tiếng bảo vệ Kylian Mbappe trước những tin đồn bất lợi.

Điều hòa phải bật 24/24 giờ để duy trì nhiệt độ tằm mới phát triển tốt.

Lắp điều hòa cho … tằm

GD&TĐ - Phương pháp nuôi tằm trong phòng lạnh giúp hiệu quả kinh tế tăng gấp 3 lần so với nuôi ngoài điều kiện bình thường.