Chia sẻ tấm lòng với thí sinh nghèo miền núi Yên Bái

GD&TĐ - Là một tỉnh miền núi có đông đồng bào người dân tộc thiểu số sinh sống, số thí sinh là người dân tộc chiếm hơn 46,77% tổng số thí sinh dự thi, trong đó nhiều học sinh có hoàn cảnh khó khăn. 

Thí sinh tại điểm thi Trường THPT Trần Phú, huyện Văn Yên đến nghe phổ biến quy chế thi sáng 23/6
Thí sinh tại điểm thi Trường THPT Trần Phú, huyện Văn Yên đến nghe phổ biến quy chế thi sáng 23/6

Bên cạnh việc thực hiện nhiệm vụ chính là tổ chức kỳ thi an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế, tỉnh Yên Bái cũng đã có nhiều chia sẻ với những thí sinh có hoàn cảnh khó khăn, động viên các em tự tin, thoải mái, có tâm thế tốt nhất để làm bài thi.

Là tỉnh miền núi với điều kiện địa hình, địa lý phức tạp nên Yên Bái đã lên các phương án dự phòng cho thời tiết xấu. Đặc biệt là hỗ trợ cho thí sinh ở xa. Sở GD&ĐT đã cùng phối hợp với các cơ quan, ban, ngành địa phương, cha mẹ học sinh và các lực lượng khác xây dựng phương án đưa đón 576 thí sinh gặp khó khăn khi di chuyển trong quá trình dự thi, lực lượng đoàn thanh niên, dân quân tự vệ các địa phương đã xây dựng phương án hỗ trợ đưa đón học sinh đi muộn hoặc khi có bão lũ, các điều kiện bất thường xảy ra.

Rất nhiều nghĩa cử và những tấm lòng đã được gửi tới thí sinh. Giám đốc Sở GD&ĐT Vương Văn Bằng, cho biết: Tính đến ngày 18/6/ 2019 đã có 1.357 thí sinh có hoàn cảnh khó khăn được quan tâm và hỗ trợ kinh phí từ UBND huyện, Hội khuyến học tỉnh, Công đoàn ngành giáo dục và đào tạo, Hội khuyến học, Hội chữ thập đỏ các huyện, thị xã, thành phố, cán bộ, giáo viên và học sinh các nhà trường với tổng kinh phí 303.303.000đ, trong đó có sự hỗ trợ của Trường Đại học Mở Hà Nội với tổng số tiền 50.000.000đ, UBND huyện Mù Cang Chải hỗ trợ hơn 1 tấn gạo cho 77 học sinh...

TS Trương Tiến Tùng – Hiệu trưởng Trường Đại học Mở Hà Nội, chia sẻ: Hoàn cảnh khó khăn là rào cản khiến nhiều học sinh không có điều kiện lên học cao hơn. Sau buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh, Đảng ủy, Hội đồng trường đã họp và quyết định tặng 250 suất quà trị giá 25 triệu đồng cho các thí sinh nghèo, cùng với 5 suất học bổng

Kỳ thi THPT quốc gia 2019 đang lan tỏa tinh thần yêu thương, với một tỉnh nghèo như Yên Bái thì điều này càng trở nên ý nghĩa. Học sinh trường nội trú, bán trú ở tại trường để thuận tiện đi thi. Trường THPT Mù Cang Chải và Trường THPT Trạm Tấu bố trí chỗ ở cho thí sinh trong các ngày tổ chức kỳ thi, Một số huyện đã bố trí phòng trọ miễn phí; một số trường liên hệ với khu dân cư bố trí chỗ trọ giá cả hợp lý nhằm hỗ trợ thí sinh như: Trần Phú, Hưng Khánh,… Một số trường bố trí ăn trưa miễn phí cho thí sinh ở xa; Cha mẹ học sinh hỗ trợ nấu ăn trưa cho học sinh trong những ngày thi...

Với tinh thần lan tỏa yêu thương, sẻ chia và đồng cảm, lãnh đạo Trường Đại học Mở Hà Nội và Trường Đại học Công Nghiệp Việt đã kêu gọi các cán bộ làm công tác thi ở tỉnh Yên Bái hãy tạo điều kiện tốt nhất để thí sinh làm bài thi trên cơ sở tuân thủ tuyệt đối quy chế thi. Quan điểm trên đã thấm nhuần đến từng cán bộ làm công tác thi ở cả 2 trường.

“Chúng tôi đã căn dặn cán bộ ở các điểm thi, hãy để ý xem điểm thi của mình có em nào hoàn cảnh khó khăn không để có những trợ giúp kịp thời. Những động viên này biết đâu sẽ là đốm lửa thổi bùng nghị lực vươn lên trong cuộc sống của các em” – TS Trương Tiến Tùng nói.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.