Chia sẻ kinh nghiệm và thảo luận chính sách bảo đảm chất lượng GD mầm non

GD&TĐ - Tại 2 phiên thảo luận, các đại biểu đã chia sẻ kinh nghiệm và đưa ra những bài học quý đảm bảo chất lượng thực hiện chương trình GD mầm non.

Đại diện Ngân hàng thế giới chia sẻ kinh nghiệm quốc tế tại Hội thảo.
Đại diện Ngân hàng thế giới chia sẻ kinh nghiệm quốc tế tại Hội thảo.

Tại Hội thảo ”Kinh nghiệm quốc tế về chính sách bảo đảm chất lượng giáo dục mầm non và một số mô hình triển khai tại Việt Nam”, các đại biểu đã cùng chia sẻ kinh nghiệm và thảo luận những chính sách để phát triển giáo dục mầm non (GDMN) chất lượng.

Tổng quan về chính sách

Tổng quan về chính sách và xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên mầm non, bảo đảm chất lượng giáo dục mầm non, đại diện Ngân hàng thế giới tham luận Xây dựng hệ thống GDMN đảm bảo chất lượng và song hành với thực hiện chương trình. Kinh nghiệm của Phần Lan trong đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và phương pháp sư phạm.

Vụ GDMN – Bộ GD&ĐT, trình bày báo cáo tóm tắt về chính sách phát triển GDMN; Cục Nhà giáo CBQLGD – Bộ GD&ĐT đưa ra Tổng quan về đội ngũ giáo viên và nhân viên chăm sóc trẻ bảo đảm chất lượng. Ban Quản lý các Dự án (Bộ GD&ĐT) phối hợp Ngân hàng thế giới trình bày Kinh nghiệm bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên, CBQL ở cấp GDPT từ Chương trình ETEP, áp dụng cho GDMN.

Trẻ mầm non hoạt động thể chất tại cơ sở giáo dục mầm non.

Trẻ mầm non hoạt động thể chất tại cơ sở giáo dục mầm non.

Khoa Giáo dục mầm non, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội trình bày Chương trình sư phạm mầm non của Việt Nam có sự hỗ trợ của Ngân hàng thế giới. Tiếp đó ở phần thảo luận, trao đổi, Vụ GDMN chủ trì kết nối/trao đổi với sự tham gia của chuyên gia Ngân hàng thế giới và một số tổ chức quốc tế tại Việt Nam, Vụ Giáo dục thể chất – Bộ GD&ĐT, cùng 30 điểm cầu Sở GDĐT các tỉnh/đại diện các huyện/cơ sở GDMN.

Các tham luận và trao đổi đã làm rõ: Mô hình đào tạo giáo viên mầm non của Tổ chức Onesky Đà Nẵng; Một số mô hình thành công cấp địa phương/cơ sở tốt nhất khu vực Vùng dân tộc thiểu số và Miền núi; Mô hình kết nối nguồn lực xã hội, xây dựng trường học an toàn thân thiện giai đoạn 2021-2025 theo Kế hoạch số 29/KH -BGDĐT ngày 11/01/2021 của Bộ GD&ĐT.

Chia sẻ kinh nghiệm hay

Các tham luận tập trung vào: Khung chính sách toàn diện, hỗ trợ thực hiện chương trình GDMN mới và phát triển GDMN bảo đảm chất lượng. Ngân hàng thế giới và Viện Dinh dưỡng Việt Nam trình bày vấn đề Dinh dưỡng và sức khỏe đối với trẻ em mầm non.

Vụ Giáo dục thể chất, Bộ GD&ĐT, trình bày Chương trình sức khỏe học đường và cơ sở vật chất đối với GDMN. Bộ GDĐT Malaysia đưa ra kinh nghiệm Đa dạng hóa nhà cung cấp dịch vụ GDMN và quản lý tích hợp. Cục trẻ em - Bộ LĐTBXH trình bày Chính sách hỗ trợ cha mẹ và Đề án phát triển toàn diện trẻ em từ 0-8 tuổi. Chuyên gia NHTG đưa ra Kinh nghiệm của Trung Quốc về GDMN vùng khó khăn.

Cán bộ, giáo viên mầm non trải nghiệm mô hình xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm.

Cán bộ, giáo viên mầm non trải nghiệm mô hình xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm.

Thảo luận của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và lãnh đạo UBND các tỉnh, đại biểu tại các điểm cầu của Sở GD&ĐT các tỉnh/TP; Nhóm đối tác giáo dục (Unicef, Save the children, VVOB, NHTG): Bộ Y tế/Viện Dinh dưỡng Quốc gia & Chuyên gia Ngân hàng thế giới đưa ra Kinh nghiệm về công tác phối hợp với cha mẹ trẻ/người chăm sóc trẻ trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

Đặc biệt từ thực tế các tham luận tại địa phương đã chia sẻ những bài học kinh nghiệm hay trong việc bảo đảm chất lượng GDMN vùng khó khăn. Đồng thời trao đổi, thảo luận chia sẻ kinh nghiệm xây dựng chính sách đảm bảo chất lượng GDMN. Công tác phối hợp liên ngành, xã hội hóa nhằm bảo đảm chất lượng GDMN. Chia sẻ chính sách về dinh dưỡng, sức khỏe cho trẻ em mầm non.

Bà Phạm Thu Hà, Chuyên viên Phòng GDĐT, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai tham luận về Mô hình kết nối nguồn lực xã hội, xây dựng trường học an toàn thân thiện giai đoạn 2021-2025 theo Kế hoạchsố 29/KH -BGDĐT ngày 11/01/2021 của Bộ GDĐT; Chia sẻ kinh nghiệm bảo đảm chất lượng GDMN vùng khó khăn; ý kiến của bà Hà Thị Thu Hương, quản lý Giáo dục, tổ chức VVOB về chia sẻ về "hỗ trợ GVMN vùng khó và vùng có nhiều trẻ em là người DTTS".

Cô giáo Nguyễn Thị Duyên, hiệu trưởng trường mầm non Thanh Lạng, Huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình chia sẻ "Một số giải pháp cải thiện chất lượng dinh dưỡng cho trẻ em trong cơ sở GDMN vùng khó". Kinh nghiệm về công tác phối hợp với cha mẹ trẻ/người chăm sóc trẻ trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em của ông Nguyễn Văn Khoa, Phó Giám đốc, Tỉnh Nghệ An và Công tác phối hợp liên ngành, xã hội hóa nhằm bảo đảm chất lượng GDMN của ông Đặng bảo Linh, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Đồng Nai.

Hội thảo “Kinh nghiệm quốc tế về chính sách bảo đảm chất lượng giáo dục mầm non và một số mô hình triển khai tại Việt Nam”, được Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn, Thứ trưởng Ngô Thị Minh và Giám đốc Ban Giáo dục vùng Đông Á, Thái Bình Dương, Ngân hàng Thế giới đồng chủ trì. Được tổ chức kết hợp trực tiếp và trực tuyến, Hội thảo là một trong những hoạt động quan trọng để chuẩn bị những cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng chính sách và phát triển đội ngũ CBQL, GV, NV trong cơ sở GDMN, hoàn thiện khung chính sách toàn diện, hỗ trợ thực hiện Chương trình GDMN mới và phát triển GDMN bảo đảm chất lượng.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.